+Aa-
    Zalo

    Ngân hàng Nhà nước: Đề nghị sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Việc sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

    Việc sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung đặc biệt là các tội phạm nguồn như tham nhũng, buôn lậu, lừa đảo… và tội phạm rửa tiền nói riêng.

    Ngân hàng Nhà nước đề nghị sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền. Ảnh minh họa

    Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đang đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống rửa tiền - PCRT (sửa đổi).

    Theo NHNN, Luật Phòng, chống rửa tiền được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/6/2012, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2013, là văn bản pháp lý cao nhất về lĩnh vực phòng, chống rửa tiền, quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền.

    Sau hơn 8 năm triển khai, Luật Phòng, chống rửa tiền đã bộc lộ một số hạn chế, chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế mới và yêu cầu thực tiễn, đặt ra yêu cầu phải rà soát, tổng kết và đề xuất sửa đổi, bổ sung.

    Do đó, việc xây dựng và ban hành Luật PCRT (sửa đổi) nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ và hiệu quả cho hoạt động PCRT, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, đặc biệt là các tội phạm nguồn như tham nhũng, buôn lậu, lừa đảo… và tội phạm rửa tiền nói riêng; tăng cường vị thế của Việt Nam trong mối quan hệ với quốc gia, đối tác nước ngoài; tránh bị áp đặt các biện pháp trừng phạt, kiểm soát và bị hạn chế trong các giao dịch tài chính, ngân hàng; xây dựng hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách phù hợp với các cam kết quốc tế, chuẩn mực quốc tế về PCRT.

    Ngoài ra, việc ban hành Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể gồm: Khắc phục những bất cập nội tại của Luật Phòng, chống rửa tiền 2012; đáp ứng những yêu cầu mới phát sinh trong công tác phòng, chống rửa tiền; phù hợp với chuẩn mực, khuyến nghị quốc tế về phòng, chống rửa tiền; qua đó, tránh được các hậu quả phát sinh trong trường hợp đối với quốc gia được coi là có khuyết thiếu nghiêm trọng về cơ chế phòng, chống rửa tiền; Nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm rửa tiền nói riêng; tăng cường hợp tác quốc tế về ohòng, chống rửa tiền.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ngan-hang-nha-nuoc-de-nghi-sua-doi-luat-phong-chong-rua-tien-a354221.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan