+Aa-
    Zalo

    Ngành sữa Việt Nam: Miền đất hứa của đầu tư ngoại

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Ngành sữa Việt Nam đang trở thành miền đất hứa để các nhà đầu tư ngoại chen chân thông qua nhiều phương thức khác nhau.

    (ĐSPL) – Ngành sữa Việt Nam đang trở thành miền đất hứa để các nhà đầu tư ngoại chen chân thông qua nhiều phương thức khác nhau.

    Diễn đàn doanh nghiệp thông tin, theo đánh giá của Euromonitor International – một Cty nghiên cứu thị trường toàn cầu, năm 2014, doanh thu ngành sữa VN đạt 75.000.000 tỷ đồng, tăng 20\% so với 2013. Trong năm nay, con số này ước đạt 92 nghìn tỷ đồng và mức tăng trưởng sẽ là 23\%.

    Thế nhưng, theo dự báo trong những năm tới, ngành sữa VN còn có tiềm năng phát triển hơn nữa khi nhu cầu tiêu thụ được dự đoán tăng trưởng 9\%/năm, đạt mức 27 – 28 lít sữa/người/năm vào năm 2020. Đây cũng chính là do các vì sao các nhà đầu tư ngoại không ngừng tìm cách đầu tư vào “mỏ vàng” này thông qua nhiều phương thức khác nhau.

    "Mỏ vàng" đang chờ khai thác


    Có thể thấy, trong vài năm trở lại đây, sữa là một trong những ngành đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong lĩnh vực thực phẩm ở VN, với mức tăng đều đặn hai con số trong một năm.

    Không dừng lại ở đó, sắp tới khi chúng ta hội nhập kinh tế toàn cầu, kèm theo đó là đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì ngành sữa được coi là “miếng bánh ngon” mà rất nhiều DN muốn được sở hữu.

    Báo Vnexpress thông tin, cuối năm 2014, VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF) và đối tác Nhật, Daiwa PI Partners công bố rót 45 triệu USD vào Công ty cổ phần sữa Quốc tế (IDP - nhãn hiệu sữa Ba Vì). VinaCapital và Daiwa nắm giữ 70\% cổ phần của IDP, còn gia đình ông Nguyễn Tuấn Khải và Tổng giám đốc IDP - Trần Bảo Minh sở hữu 30\% cổ phần còn lại.

    Giải thích cho việc lấn sân mạnh hơn sang ngành sữa, ông Andy Ho - Giám đốc điều hành VinaCapital cho hay, ngành này có tiềm năng phát triển, hứa hẹn giá trị đầu tư tăng cao trong tương lai.

    Trong khi đó, IDP nằm trong top 5 ngành sữa Việt Nam và có doanh thu năm 2014 ước tính 80 triệu USD. Do vậy, việc chung sức xây dựng công ty thành một doanh nghiệp lớn của ngành thực phẩm trên sàn chứng khoán Việt Nam và cả Đông Nam Á là điều tổ chức này đang muốn hướng tới. Sắp tới, với số vốn điều lệ tăng lên 460 triệu USD, IDP sẽ tung ra thị trường các sản phẩm mới, hứa hẹn đem lại nguồn thu lớn cho các tổ chức này.

    Còn Trưởng bộ phận đầu tư nước ngoài của Daiwa PI Partners, ông Go Fujiyama cho biết đây là khoản đầu tư đầu tiên của doanh nghiệp vào ngành sữa tại thị trường Việt Nam.

    Không dễ từ thực tế

    Không chỉ những “ông lớn” trong ngành sữa VN mới được đối tác ngoại nhắm tới, mà ngay cả các DN có quy mô nhỏ hơn cũng được “để mắt” đến. Trường hợp của một DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sữa và nước hoa quả nọ là một ví dụ.

    Ba năm trước, DN này đã được một đối tác cùng ngành, có nhiều kinh nghiệm, đề nghị liên doanh mảng sản xuất sữa theo tỷ lệ góp vốn 50:50. Tuy nhiên, hiện nay liên doanh này đang gặp rất nhiều khó khăn bởi mặc dù đã tuân thủ các kế hoạch đề ra ban đầu nhưng kết quả kinh doanh vẫn không đạt như kỳ vọng.

    Doanh số bán hàng rất thấp và hầu như không có lợi nhuận. Trước tình hình này, CEO (cũng là một cổ đông của công ty) cùng với hai thành viên còn lại trong HĐQT của DN cùng ngồi lại và tìm giải pháp cho vấn đề. Và đây cũng chính là câu chuyện được đề cập đến trong chương trình CKTC- CEO với chủ đề “Mua bán và sáp nhập – Tiến thoái lưỡng nan” phát sóng trên kênh VTV1, Chủ nhật tuần vừa qua.

    Trong chương trình, CEO đã bày tỏ quan điểm: “Hiện nay, tại nước ta, ngành sữa còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Do đó, DN cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào liên doanh này. Muốn làm được điều đó các cổ đông phải huy động thêm vốn. Thậm chí, có thể bán luôn lĩnh vực sản xuất nước hoa quả để lấy tiền đầu tư cho mảng kinh doanh sữa”.

    Ngược lại, các cổ đông lại cho rằng: “Đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực sữa rất nhiều, họ đều mạnh về tài chính và có nhiều kinh nghiệm nên việc lao vào cạnh tranh sẽ khiến DN gặp nhiều rủi ro. Trong khi đó, lĩnh vực nước hoa quả lại bền vững do hợp với thị hiếu bản địa và là thế mạnh truyền thống của công ty. Vì vậy, DN nên bán lĩnh vực sữa và rút khỏi liên doanh này. Sau đó lấy tiền quay về đầu tư cho lĩnh vực nước hoa quả”.

    Tuy nhiên, CEO vẫn không đồng tình và cho rằng: “Nếu bán và rút khỏi liên doanh vào thời điểm này công ty sẽ bị thiệt vì bị định giá rất thấp, chưa chắc đã thu hồi được vốn. Hơn nữa, uy tín, hình ảnh của DN và các cổ đông sẽ bị ảnh hưởng nếu thương vụ này thất bại”. Ngay trên trang Fanpage của chương trình cũng có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này.

    Bạn Nguyen Kim So nói: “Trong trường hợp này, DN nên tập trung vào phát triển mảng nước hoa quả vì đã có thị trường, có thương hiệu và đây cũng là mặt hàng tiêu dùng cần thiết nên chắc chắn sẽ thành công”.

    Nhưng cũng có không ít ý kiến ủng hộ CEO như nickname Vô Định Hình: “Công ty nên đầu tư cho mảng sữa dựa trên nguồn vốn các cổ đông trong nội bộ, vì hiện giờ tuy mảng sữa chưa đem lại lợi nhuận, nhưng trong tuong lai nó sẽ có tiềm năng lớn hơn”. Những ý kiến trái chiều này càng làm cho ý nghĩa của chương trình được nhân rộng thêm.

    PV(Tổng hợp)

    [mecloud]uJ7Wwm3v2g[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nganh-sua-viet-nam-mien-dat-hua-cua-dau-tu-ngoai-a113246.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.