Ngày đền tội của kẻ giết hàng xóm trong cơn “ngáo đá”


Thứ 7, 07/10/2017 | 11:57


Cùng sự kiện

Trong lúc “ngáo đá”, Nhật nghĩ ông hàng xóm thù ghét mình, không cho mình về nhà, không cho mình ăn cơm. Vừa thấy ông này bước ra đường, Nhật đã vác dao đuổi theo...

Trong lúc “ngáo đá”, Nhật nghĩ ông hàng xóm thù ghét mình, không cho mình về nhà, không cho mình ăn cơm. Vừa thấy ông này bước ra đường, Nhật đã vác dao đuổi theo...

Gây án sau khi “phê” ma túy

Một ngày cuối tháng Chín, TAND TP.HCM đưa bị cáo Nguyễn Linh Nhật (SN 1993, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) ra xét xử về tội Giết người. Gần một năm trước, trong cơn “ngáo đá”, Nhật đã cướp đi mạng sống của người hàng xóm.

Ra tòa với vẻ mặt ngờ nghệch, ánh mắt vô hồn nhưng Nhật trả lời khá rõ ràng, chi tiết các câu hỏi của HĐXX. Cha mẹ Nhật dù đã ly hôn nhưng cả hai đều đến dự tòa. Họ hy vọng Nhật không bị tuyên mức án cao nhất.

Nhật khai: “Bị cáo không ý thức được việc chém nạn nhân. Mọi thứ diễn ra trong vô thức, bị cáo không biết mình đang làm gì. Mãi cho đến khi bị bắt, tỉnh táo trở lại, bị cáo mới biết mình đã gây ra trọng tội”.

Bị cáo Nhật tại phiên tòa

Sau khi cha mẹ chia tay, Nhật sống cùng cha trong một căn nhà nhỏ trên đường Phan Văn Trị (quận Bình Thạnh, TP.HCM). Hàng ngày, Nhật phụ cha thu gom rác. Nghe theo lời rủ rê của đám bạn xấu, Nhật thử dùng ma túy rồi mắc nghiện.

Biết chuyện, cha Nhật đã rất sốc. Quyết không để con cứ mãi chìm đắm trong ma túy, ông quyết định đưa con vào cơ sở cai nghiện xã hội Nhị Xuân (huyện Hóc Môn). Vì thương con nên cha Nhật thường xuyên vào thăm. Sau gần 5 tháng cai nghiện, thấy Nhật đã ổn định nên cuối năm 2015, cha Nhật làm thủ tục đưa con về nhà.

Thời gian đầu, Nhật chí thú làm ăn, quyết tâm sẽ làm lại cuộc đời. Nhưng sau đó, Nhật không thắng được sự cám dỗ của ma túy, để rồi thỉnh thoảng lại sử dụng lại. Cha Nhật thương con nên quyết định hỏi vợ cho Nhật nhưng cuộc hôn nhân ấy chưa được một tháng thì chấm dứt.

Hôn nhân tan vỡ, vợ bỏ đi càng khiến Nhật lún sâu hơn vào ma túy đá. Nhật bảo ma túy giúp Nhật quên đi những buồn phiền của cuộc sống. Nhiều lần sử dụng ma túy đá, Nhật có biểu hiện tâm lý bất thường và có ảo giác rằng anh T.H.P. (hàng xóm của Nhật, nhân viên ngân hàng) thù ghét mình, không cho mình về nhà, không cho mình ăn cơm.

Khoảng tháng 7/2016, Nhật bất ngờ xông vào nhà đánh anh P. vô cớ nhưng được mọi người can ngăn. Chiều 27/11/2016, Nhật nhìn thấy anh P. và nảy sinh ý định dùng dao đâm nạn nhân. Nhật liền vào nhà lấy con dao ở bếp rồi quay ra truy sát nạn nhân.T

hấy vậy, cha Nhật vội chạy lại, ôm người con trai nhưng bị Nhật đẩy ngã. Đến khi nhìn thấy nạn nhân P. gục trên đường, Nhật mới cầm dao quay về nhà và lấy xe máy bỏ trốn.Đượ

c người nhà đưa đi cấp cứu nhưng vết thương quá nặng, anh P. đã tử vong.

Án chung thân

Trong suốt quá trình xử án, không ít lần Nhật quay xuống nhìn cha mẹ mình như để cầu cứu. Bị cáo Nhật hối hận nói: “Lỗi tại bị cáo khi dính vào ma túy, không kiểm soát được suy nghĩ và hành động của bản thân. Bị cáo biết hành vi của mình là khó tha thứ, nhưng vẫn mong có cơ hội để sửa lại lỗi lầm”.

Nghe Nhật nói vậy, vợ nạn nhân P. không nói gì. Mẹ Nhật nhìn con trong đau đớn, vai bà run lên bần bật.

Trao đổi với PV, mẹ Nhật, cho biết, do ảnh hưởng của ma túy nên lúc nào Nhật cũng ngáo ngơ. Hôm nghe tin con trai giết người, bà vội vàng chạy đến nhà chồng cũ để xem thực hư. Trên đường đi, bà vẫn hy vọng điều đó không phải là sự thật. Lang thang suốt 1 đêm, sáng hôm sau, Nhật mới về nhà. Thấy Nhật, cha Nhật vội khóa trái cửa rồi gọi công an đến. Lúc này, Nhật vẫn ngây ngô hỏi cha: “Ở đây có việc gì mà đông nghẹt người vậy?”.

Dù Nhật có hư hỏng hay gây ra trọng tội, nhưng cha mẹ Nhật đều muốn con mình có một cơ hội sống. Cha Nhật bảo ông dành hết tình thương cho Nhật vì chỉ có một mình Nhật. Nhật không đáp lại tình thương ấy nhưng ông vẫn không thể từ bỏ Nhật. Ngay cả khi Nhật gây ra tội, ông vẫn ở bên con. Ông đã mang hết tài sản có giá trị trong nhà đem bán, thậm chí cầm cố cả căn nhà đang ở để có tiền khắc phục một phần hậu quả cho gia đình nạn nhân P.. Thông cảm cho hoàn cảnh của gia đình Nhật, lại thương cha Nhật có thành ý nên lúc đầu, chị X., vợ P., làm đơn bãi nại cho bị cáo. Trước khi ra tòa, chị thay đổi quyết định. Chị nói: “Khi anh P. chưa bị sát hại, vợ chồng tôi sống hạnh phúc, cùng nhau gom góp tiền để trả nợ vay mua nhà. Sau khi chồng mất, tôi phải cáng đáng hết mọi việc. Tôi không giận kẻ giết chồng nhưng tôi đau bởi chồng đã vĩnh viễn ra đi khiến tôi góa chồng nên đề nghị HĐXX xử Nhật đúng pháp luật”.

Nghe vợ nạn nhân nói, Nhật tỏ ra lo lắng. Cha mẹ Nhật cũng lo phập phồng. Trong lời nói sau cùng, Nhật xin lỗi gia đình anh P., xin lỗi cha mẹ mình và mong được pháp luật khoan hồng.

Sau khi nghị án, HĐXX cho rằng hành vi của Nhật đáng lẽ phải bị tuyên mức án cao nhất vì đã giết người đến cùng, gây ra nỗi đau không thể bù đắp của gia đình nạn nhân. Tuy nhiên, xét bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối hận, gia đình đã khắc phục một phần hậu quả. Ngoài ra, trước, trong và sau khi gây án, bị cáo Nhật bị rối loạn tâm thần, hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nên HĐXX quyết định phạt bị cáo Nhật án chung thân về tội Giết người.

Công Thư

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ngay-den-toi-cua-ke-giet-hang-xom-trong-con-ngao-da-a204422.html