+Aa-
    Zalo

    Nghề dệt choàng ở Đồng Tháp được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    (ĐS&PL) - Ngày 2/8, UBND huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) tổ chức lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề dệt choàng (khăn rằn) xã Long Khánh A.

    Trước đó, từ tháng 5/2023, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã chính thức đưa Nghề dệt choàng xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, theo báo Tuổi trẻ. 

    nghe det choang o dong thap duoc cong nhan la di san van hoa phi vat the quoc gia
    Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong (bìa trái) trao quyết định và chứng nhận Nghề dệt choàng là di sản văn hóa quốc gia cho lãnh đạo UBND huyện Hồng Ngự. Ảnh: Tuổi trẻ.

    Được biết, làng nghề thủ công truyền thống tại xã cù lao này đã tồn tại và phát triển trong hơn 100 năm. Sản phẩm chính của làng nghề là khăn rằn, tuy nhiên, bà con làng đã tạo ra nhiều sản phẩm sáng tạo khác như áo sơ mi, áo dài, túi xách, nón… những món đồ này được du khách đánh giá cao và ưa chuộng.

    Ông Nguyễn Văn Khơi - Chủ tịch UBND huyện Hồng Ngự, cho biết hiện tại, làng nghề dệt choàng Long Khánh A có 58 hộ làm nghề, với 147 khung dệt, tạo việc làm cho hơn 300 lao động tại địa phương.

    Mỗi năm, làng nghề sản xuất và cung ứng cho thị trường hơn 5 triệu chiếc khăn rằn các loại, giá bán dao động từ 50.000 - 160.000 đồng, phụ thuộc vào chủng loại, màu sắc và kích cỡ.

    nghe det choang o dong thap duoc cong nhan la di san van hoa phi vat the quoc gia21
    Khách hàng chọn mua sản phẩm khăn choàng Long Khánh A (Hồng Ngự, Đồng Tháp). Ảnh: Báo Tin tức.

    Báo Tin Tức cho biết, tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - ông Nguyễn Phước Thiện, đã rất hân hoan chia sẻ việc nghề dệt choàng xã Long Khánh A đã được ghi vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Điều này mang đến niềm vui, niềm tự hào không chỉ cho cư dân Đồng Tháp mà còn đáp ứng khát vọng và mong muốn từ người dân trong làng nghề này. Đây cũng là sự công nhận và ghi nhận thành tựu của những thế hệ nghệ nhân đã cống hiến và bảo tồn giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đất này.

    Ông Nguyễn Phước Thiện, thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh, đã gửi lời cảm ơn tới những hộ dân tiếp tục theo nghề dệt choàng, những người đã đóng góp vào việc bảo tồn, phát huy và truyền dịch di sản văn hóa truyền thống đặc biệt của địa phương.

    Để tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị nghề dệt choàng - Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, ông Nguyễn Phước Thiện đề nghị: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các ngành, địa phương khẩn trương có giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó, cần gắn kết di sản văn hóa với phát triển du lịch; Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp đơn vị liên quan tổ chức cho các trường học triển khai hoạt động giáo dục gắn với di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, đưa giá trị cốt lõi của di sản văn hóa đến gần học sinh.

    Phương Linh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nghe-det-choang-o-dong-thap-duoc-cong-nhan-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-a585181.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan