+Aa-
    Zalo

    Nghe du học sinh chia sẻ về cuộc sống "màu hồng"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam trước khi đi du học vẫn nghĩ cuộc sống của du học sinh vốn toàn màu hồng...

    (ĐSPL) – Nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam trước khi đi du học vẫn nghĩ cuộc sống của du học sinh vốn toàn màu hồng, đến khi chính thức trở thành du học sinh họ mới thấy không phải vậy.

    Du học chỉ dành cho những người có nghị lực, đam mê

    Trần Việt Hoàng –  du học sinh ở Darmstadt, Đức chia sẻ: “Tôi nghĩ đi du học là giấc mơ của nhiều người. Nhưng du học không đơn giản và dễ dàng như nhiều người tưởng tượng. Du học chỉ dành cho những người có nghị lực, có niềm đam mê và quyết tâm mạnh mẽ. Đi du học tức là sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, vất vả về tài chính, rào cản ngôn ngữ, sự thay đổi môi trường sống và chương trình học rất nặng.

    Du học không phải toàn màu hồng
    Trần Việt Hoàng: Du học không đơn giản và dễ dàng như nhiều người tưởng tượng.

    Tôi biết nhiều bạn gia đình không có điều kiện nhưng vẫn quyết định đi du học. Khi sang đến đây bắt buộc phải vừa học, vừa đi làm thêm để kiếm tiền trang trải cho đời sống hàng ngày, cho việc học và để gia hạn visa. Công việc thì đa dạng như: làm nhân viên cho quán ăn, làm Nails (làm móng), nhân viện trực điện thoại... Nhưng thực sự đi làm thường mất nhiều thời gian và rất mệt, đến lúc về trường không thể học nổi. Kết quả là thi trượt quá nhiều và bị buộc nghỉ học.

    Không có kết quả học tập hoặc không có tiền thì bạn ấy sẽ gần như không có cơ hội để xin gia hạn visa để được phép ở lại bên này”.

    Vấp phải vô vàn khó khăn

    Du học không như là mơ bởi có rất nhiều khó khăn xảy đến đối với các du học sinh Việt Nam khi sang nước ngoài sinh sống và học tập.

    Theo Bùi Thị Nhịp, sinh viên khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Paris 1 Pantheon Sorbonne:

    Sinh viên du học nói chung gặp 4 khó khăn chính :

    - Hồ sơ, thủ tục hành chính: Khó khăn về thủ tục hành chính, giấy tờ như giấy tạm trú ngắn hạn (thường là 1 năm phải xin lại 1 lần) kèm theo hợp đồng thuê nhà, điện, nước…

    - Hệ thống giáo dục: Hệ thống đào tạo và chương trình học khác với Việt Nam nên sinh viên cần học cách thích nghi. Tất nhiên, trở ngại về ngôn ngữ là rào cản khó khăn nhất.

    - Văn hóa xã hội: Sinh viên du học phải hòa nhập và thích nghi với môi trường mới, đôi khi rất khác với trong nước nên cần phải học hỏi để hòa nhập nhanh dẫn đến thành công và hưởng thụ kỳ du học.

    - Vấn đề tài chính: Với nhiều sinh viên, gánh nặng về tài chính cũng là một áp lực lớn. Nhu cầu về tài chính bắt buộc sinh viên phải làm thêm để chi trả học phí, tiền nhà, tiền ăn, tiền sinh hoạt.

    Sinh viên đại học Paris 1 Pantheon Sorbonne cũng chia sẻ thêm, mỗi du học sinh ở Paris thường chọn cho mình những công việc bán thời gian khác nhau sao cho phù hợp với thời gian biểu ở trường, mức lương và sở thích. Những việc như trông trẻ, làm thu ngân trong siêu thị, phục vụ bàn, bán hàng hay tiếp thị vào cuối tuần thường được nhiều bạn lựa chọn nhất.

    Du học không phải toàn màu hồng
    Bùi Thị  Nhịp, sinh viên khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Paris 1 Pantheon Sorbonne.

    Nhịp không phải chịu áp lực về tiền nhà, tiền ăn vì sống cùng gia đình chị gái nhưng do muốn tự lập về các khoản chi tiêu cá nhân và học phí nên đã xin đi làm thêm cho một công ty bán đồ và máy móc thể thao. Công việc đôi khi nhiều, có những lúc gặp khách hàng khó tính cộng với áp lực bài vở ở trường nhiều lúc cũng thấy khó khăn nhưng cái được nhất khi đi làm thêm là cho mình có thêm kinh nghiệm.

    Từ công việc làm thêm này, Nhịp được giao tiếp với khách hàng, tiếp xúc với hệ thống và cách quản lý, điều hành của công ty, mối quan hệ với các đồng nghiệp, hiểu sâu hơn về hệ thống phân phối sản phẩm, marketing… Tất cả những điều này đều thiết thực và rất cần cho ngành học hiện giờ của Nhịp (quản trị kinh doanh).

    Cũng có những sinh viên vì mới sang, giao tiếp tiếng Pháp chưa được thành thạo nên không xin được vào những công ty Pháp mà phải làm không có hợp đồng cho những nhà hàng ăn Châu Á… Và tất nhiên vì không có hợp đồng nên chủ nhà hàng trả lương bao nhiêu thì được bấy nhiêu chứ không có các khoản bảo hiểm xã hội hay chế độ cho nhân viên như các công ty khác.

    "Những du học sinh được gia đình chu cấp đầy đủ về tài chính cũng nên đi làm thêm để hiểu được giá trị của đồng tiền kiếm được, biết chi tiêu và tự lập trong cuộc sống sớm hơn. Công việc khó khăn cũng đem lại cho du học sinh động lực phấn đấu trong việc học. Tôi biết đã có những du học sinh ở đây, nhờ đi làm thêm không những đủ trang trải cuộc sống mà còn để dành được để có những chuyến du lịch khám phá văn hóa với bạn bè.

    Tuy nhiên, cũng có những trường hợp phải đi làm thêm mà không có đủ thời gian cho việc học khiến kéo dài thời gian học và các chi phí khác kèm theo", du học sinh Việt ở Pháp chia sẻ thêm.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nghe-du-hoc-sinh-chia-se-ve-cuoc-song-mau-hong-a27256.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Từ chối du học Pháp, nuôi gà để lập nghiệp

    Từ chối du học Pháp, nuôi gà để lập nghiệp

    (ĐSPL) - Nguyễn Duy Thiên Ân, người đầu tiên ở Việt Nam sản xuất thành công trứng gà Omega 3- loại trứng nhiều dinh dưỡng gấp 3 lần trứng gà thông thường, có nhiều chất có lợi vượt trội cho sức khỏe.