+Aa-
    Zalo

    Nghi vấn Babicare lừa dối NTD:Luật sư nói gì?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - ĐSPL) - Theo quy định của pháp luật thì việc công bố về chất lượng sản phẩm, hàng hóa không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của người sản xuất, kinh doanh sản phẩm.

    (ĐSPL) - Theo quy định của pháp luật thì việc công bố về chất lượng sản phẩm, hàng hóa không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa.
    Liên quan tới thông tin sản phẩm Babicare của Cổ Phần TM&DV Việt Úc bị hàng loạt các siêu thị “ngoảnh mặt” vì vướng nghi vấn lừa dối người tiêu dùng. Trong tuần này, Cục quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa đã cùng với Quản lý thị trường tổ chức kiểm tra các sản phẩm khăn ướt của công ty.
    Theo đó, nếu đúng vi phạm về nhãn mác sẽ xử lý theo quy định của 80/2013/NĐ-CP, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

    Hàng loạt sản phẩm khăn ướt của Công ty Việt Úc bị các siêu thị ngoảnh mặt.

    Câu chuyện về nghi vấn nhãn mác sản phẩm Babicare đã dấy lên làn sóng phản ứng mạnh mẽ trong dự luận, nhiều người đặt ra câu hỏi về việc doanh nghiệp sẽ phải chịu hậu quả gì nếu thiếu nghiêm túc trong việc minh bạch hóa sản phẩm.
    Trước vấn về này, PV báo Đời sống & Pháp luật đã có cuộc trao đổi với các luật sư để làm rõ thắc mắc trên.
    Luật sư Lê Văn Kiên, Trưởng văn phòng luật sư Ánh sáng & Công nghệ cho biết: “Việc minh bạch hóa thị trường sản phẩm cho người tiêu dùng đã được pháp luật quy định rất cụ thể trong Bộ luật dân sự, luật doanh nghiệp và đặc biệt là Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và nghị định số 99/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.”
    Luật sư phân tích: “Khi một doanh nghiệp gian dối khách hàng thì tùy từng trường hợp có thể bị xử phạt hành chính bằng Luật xử lý vi phạm hành chính và các nghị định hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể như vi phạm  như Nghị định 99/NĐ – CP quy định về xử phạt vi phạm về sở hữu công nghiệp; Nghị định số 185/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng… Trong trường hợp vi phạm mang tính nghiêm trọng hoặc tái phạm có thể bị xử lý về mặt hình sự”.

    Nghi vấn khăn ướt Babicare đánh tráo nhãn mác.

    Cùng quan điểm trên, Luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp cho hay: “Theo quy định của pháp luật thì việc công bố về chất lượng sản phẩm, hàng hóa không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa. Hiện nay, việc công bố thông tin về sản phẩm, hàng hóa đã được pháp luật quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật như: Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 về nhãn hàng hóa, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007...”
    Theo đó, Điều 11, Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 quy định về nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa như sau:
    Điều 11. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hoá
    1. Nhãn hàng hoá bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:
    a) Tên hàng hoá;
    b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;
    c) Xuất xứ hàng hoá.
    2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ theo tính chất của mỗi loại hàng hoá, phải thể hiện trên nhãn hàng hoá các nội dung bắt buộc quy định tại Điều 12 của Nghị định này và quy định tại các văn bản luật, pháp lệnh chuyên ngành có liên quan”
    Điều 23, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa như sau:
    Công bố tiêu chuẩn áp dụng
    1. Người sản xuất, người nhập khẩu tự công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn trên hàng hóa hoặc một trong các phương tiện sau đây:
    a) Bao bì hàng hóa;
    b) Nhãn hàng hóa;
    c) Tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa.
    2. Nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng không được trái với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.”
    Luật sư Cường phân tích: “Theo như thông tin mới đây cho thấy: Công ty Cổ phần TM và DV quốc tế Việt Úc là công ty chuyển sản xuất các sản phẩm khăn ướt, dầu gội … đã có những nghi vấn về hành vi vi phạm trong việc kinh doanh mỹ phẩm có công thức, thành phần không đúng với hồ sơ công bố, vi phạm về nhãn mác....Theo đó, hàng loạt các siêu thị đã tạm ngừng kinh doanh các sản phẩm của Công ty Cổ phần TM và DV quốc tế Việt Úc”.
    “Như vậy, nếu qua điều tra, xác minh của cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm nêu trên của Công ty được kết luận là có vi phạm đúng như nội dung nêu trên thì tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc bị xử lý hình sự.
    Xử lý vi phạm hành chính: Đối với hành vi vi phạm kinh doanh mỹ phẩm có công thức không đúng với hồ sơ công bố đã được duyệt thì sẽ bị xử lý theo quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 51 của Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Đối với hành vi vi phạm này sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
    3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường thực hiện một trong các hành vi sau đây:
    c) Kinh doanh mỹ phẩm có công thức không đúng với hồ sơ công bố đã được duyệt;”.
    Đối với hành vi vi phạm về nhãn mác sẽ bị xử lý theo Nghị định 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, do lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa. Theo đó, tùy vào tính chất và mức độ vi phạm hành vi vi phạm về nhãn hành hóa có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
     “Điều 26. Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa
    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:
    a) Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
    b) Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
    2. Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này theo mức phạt sau đây:
    a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
    b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
    c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
    d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
    đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
    e) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
    g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
    Về trách nhiệm hình sự: Hành vi lừa dối khách hàng vượt quá mức vi phạm hành chính nêu trên thì được xác định là nguy hiểm cho xã hội và sẽ bị xử lý về tội lừa dối khách hàng theo quy định tại Điều 162 Bộ luật Hình sự, cụ thể như sau:
    Điều 162. Tội lừa dối khách hàng
    1. Người nào trong việc mua, bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội nhiều lần hoặc thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.”
    XUÂN TÙNG
    [mecloud]XMjgiIN0v9[/mecloud]
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nghi-van-babicare-lua-doi-ntdluat-su-noi-gi-a103290.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.