+Aa-
    Zalo

    Nghịch lý tại Nhật Bản: Coi trọng thâm niên hơn học vị, tiến sĩ chật vật tìm việc làm

    • DSPL
    ĐS&PL Việc coi trọng thâm niên, hơn kinh nghiệm hoặc bằng cấp thực tế là vấn đề đang hiện hữu tại Nhật Bản. Nhiều người tốt nghiệp tiến sĩ vẫn khó tìm được việc làm.

    Việc coi trọng thâm niên, hơn kinh nghiệm hoặc bằng cấp thực tế là vấn đề đang hiện hữu tại Nhật Bản. Nhiều người tốt nghiệp tiến sĩ vẫn khó tìm được việc làm.

    Việc có bằng tiến sĩ không được xem trọng tại Nhật Bản. Ảnh: soranews24.com

    Theo thống kê, số lượng nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Nhật Bản đang giảm dần kể từ khi đạt đỉnh vào năm 2003 . Đây là điều đáng lo ngại đối với các ngành khoa học của Nhật Bản, vì sinh viên đại học sau đại học được coi là mạch máu của nghiên cứu và phát triển khoa học ở Nhật Bản, đồng thời cung cấp lực lượng lao động cốt lõi cho các ngành khoa học của đất nước, bao gồm cả các công ty hóa chất nổi tiếng thế giới.

    Cụ thể, Bộ Giáo dục Nhật Bản cho biết, số lượng sinh viên tốt nghiệp có bằng Tiến sĩ là 11.637 vào năm 2003, nhưng kể từ đó tới nay đã giảm gần một nửa, chỉ còn 5.963. 

    Tại Mỹ, Đức và Hàn Quốc, tỷ lệ tiến sĩ trên một triệu công dân kể từ năm 2008 tại các quốc gia này đều tăng. Song con số này thật ảm đạm đối với Nhật Bản, nơi các ngành công nghiệp khoa học đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của họ. Nhưng điều gì có thể gây ra sự suy giảm hứng thú theo đuổi khoa học ở cấp độ học thuật cao hơn? Các chuyên gia trong ngành khoa học và học thuật nói rằng đó là vì chi phí lấy bằng tiến sĩ cao hơn những lợi ích mà tấm bằng mang lại.

    Akira Yoshino, người đoạt giải Nobel Hóa học, chỉ ra rằng các ứng viên tiến sĩ lo ngại về triển vọng việc làm khi họ tốt nghiệp . Yoshino nói rằng, mặc dù việc có bằng tiến sĩ sẽ giúp bạn tìm được việc làm ở hầu hết các quốc gia khác, nhưng ở Nhật Bản không có những cân nhắc như vậy.

    “Tôi nghĩ rằng cần có sự công nhận thành tích của một tiến sĩ, cũng như đối xử ưu đãi và trả lương cho những sinh viên có bằng tiến sĩ”, ông nói thêm. Ông cũng cho rằng những người trẻ ngày nay không có khả năng cống hiến cho việc nghiên cứu lâu dài. “Nghiên cứu hàn lâm là tìm kiếm sự thật.  Tôi tin rằng điều rất quan trọng là phải vun đắp một môi trường ở Nhật Bản, nơi ai đó có thể ổn định cuộc sống để nghiên cứu điều gì đó trong mười năm trở lên và cảm thấy yên tâm về điều đó”.

    Thâm niên được coi trọng hơn bằng cấp. Ảnh: soranews24.com

    Bản thân Yoshino bắt đầu nghiên cứu về pin lithium-ion khi mới 33 tuổi và dành toàn bộ tâm sức để nghiên cứu chủ đề duy nhất đó trong gần 40 năm. Công việc khó khăn của anh đã được đền đáp khi anh giành được giải Nobel Hóa học năm 2019 cho công trình nghiên cứu hiệu quả về pin lithium-ion.

    Ông Hirotaka Sakaue, phó giáo sư ngành Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ tại Đại học Notre Dame, đồng ý rằng việc có bằng tiến sĩ là rất ít quan trong trong mắt các công ty Nhật Bản. Ông Sakaue đã tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Purdue, Mỹ, nhưng khi anh cố gắng tìm việc ở Nhật Bản, tất cả các công việc có sẵn đều được trả lương dựa trên tuổi tác thay vì thành tích, và kinh nghiệm anh thu được qua các khóa học Tiến sĩ thậm chí còn không được xem xét.

    "Ở Mỹ, nếu có bằng tiến sĩ, mức lương hàng năm của bạn sẽ thay đổi rất nhiều. Trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí hàng không vũ trụ tôi đang làm, ở Nhật Bản, việc lấy bằng tiến sĩ chẳng có tác động gì đến lương cả", Sakaue nói.

    Hơn nữa, nhiều chương trình tiến sĩ khoa học của Mỹ cung cấp một khoản trợ cấp cho sinh viên của họ, nhưng các trường đại học Nhật Bản không cung cấp những lợi ích như vậy. “Vì họ phải vừa làm vừa học trong ba năm, tôi không chắc nhiều sinh viên thạc sĩ tìm được lý do gì để lấy bằng tiến sĩ”, Sakaue nói. 

    Sakaue tin rằng việc sửa đổi hệ thống và tăng cường môi trường giúp sinh viên dễ dàng tiếp tục học sau đại học là điều cần thiết để nâng cao số lượng tiến sĩ trở lại.

    Ngày càng ít người muốn theo học tiến sĩ bởi thời gian và tiền bạc bỏ ra không được đền đáp xứng đáng. Ảnh: soranews24.com

    Vấn đề này là một ví dụ về những điều cấp thiết cải cách nơi làm việc ở Nhật Bản. Việc nhấn mạnh vào thâm niên, hơn là kinh nghiệm hoặc bằng cấp thực tế, là một vấn đề trong nhiều ngành công nghiệp và đối với nhiều người lao động, không chỉ ứng viên Tiến sĩ mà còn cả lao động nước ngoài và những nhân viên khác có trình độ chuyên môn.

    Các ngành công nghiệp đang bùng nổ tại Nhật Bản càng đòi hỏi doanh nghiệp cần cải cách nơi làm việc nếu muốn tuyển dụng được nguồn lao động chất lượng.

    Mộc Miên (Theo soranews24.com)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nghich-ly-tai-nhat-ban-coi-trong-tham-nien-hon-hoc-vi-tien-si-chat-vat-tim-viec-lam-a342257.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan