+Aa-
    Zalo

    Người dân băn khoăn dù ủng hộ bỏ sổ hộ khẩu

    • DSPL
    ĐS&PL Nhiều người dân bày tỏ sự ủng hộ trước quyết định của cơ quan Nhà nước nhưng vẫn còn nhiều ý kiến bày tỏ băn khăn về các thủ tục hành chính.

    Nhiều người dân bày tỏ sự ủng hộ trước quyết định của cơ quan Nhà nước nhưng vẫn còn nhiều ý kiến bày tỏ băn khăn về các thủ tục hành chính.

    Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị quyết 112/NQ-CP của Chính phủ về việc đồng ý đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an.

    Ngay khi biết được thông tin trên, nhiều bạn đọc đã rất ủng hộ, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số ý kiến băn khoăn về các vấn đề hành chính cần giải quyết liên quan đến sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân (CMTND).

    Bạn Anh Thi bày tỏ: Nếu thực hiện được việc này sẽ giảm khối lượng cán bộ hành chính khổng lồ, người dân cũng bớt bị sách nhiễu. Một người khác bảy tỏ: Tôi đã vô cùng khổ sở vì mất sổ hộ khẩu và đi xin nhập khẩu cho vợ, con. Giờ bỏ đi cái sổ hộ khẩu này thì người dân đỡ khổ rồi.

    Ủy viên thường trực UB Tư pháp Đỗ Đức Hồng Hà. Ảnh: VietNamnet.

    Tuy nhiên, bên cạnh nhiều ý kiến ủng hộ chủ trương trên, vẫn còn một số ý kiến bày tỏ băn khoăn về các thủ tục hành chính cần giải quyết liên quan đến sổ hộ khẩu, CMTND.

    Bạn Nguyễn Liên tỏ ra băn khoăn: "Như vậy Luật đất đai cũng sẽ phải điều chỉnh và sửa đổi: không thể cấp đất cho hộ ông (bà) được, các chế độ chính sách về đất đai có liên quan đến "hộ gia đình" sẽ giải quyết như thế nào đây?".

    Hay một người khác nghi vấn "xóa bỏ hộ khẩu, vậy khu phố, ấp làm sao quản lý được, hộ ông A có bao nhiêu nhân khẩu?, trong khu phố có bao nhiêu người?".

    Trước chính sách này, ông Nguyễn Tiến Lộc, Chủ tịch UBND phường Phương Liên (Đống Đa, Hà Nội) bày tỏ sự ủng hộ.

    Theo ông, nhiều năm qua chúng ta quản lý dân cư, cư trú và các thủ tục hành chính đều cần sổ hộ khẩu nên cán bộ ở phường cũng hình thành thói quen khi làm việc. Tuy nhiên, việc thay đổi để phù hợp với sự phát triển chung của xã hội là điều nên làm.

    Đồng quan điểm trên, một cán bộ công an phường thuộc quận Đống Đa, Hà Nội cho biết: Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ chính sách bỏ sổ hộ khẩu của Chính phủ.

    "Việc đăng ký tạm trú, tạm vắng, kiểm soát cư trú theo mã số định danh sẽ rút ngắn thời gian làm việc, thủ tục hành chính” - vị cán bộ công an nói.

    Cơ bản đồng tình quyết định bỏ hộ khẩu và CMND, ủy viên thường trực UB Tư pháp Đỗ Đức Hồng Hà chỉ ra chuyện quản lý dân cư theo hộ khẩu có cả ưu và nhược điểm.

    Quản lý hộ khẩu sẽ có khả năng quản lý việc di cư, di dân, bảo đảm phát triển KTXH, an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Ngược lại, về nhược điểm, khi người có hộ khẩu ở 1 nơi nhưng tạm trú lại ở nơi khác thì sẽ bị ảnh hưởng một số quyền lợi và tạo ra sự không công bằng như quyền khám chữa bệnh, BHYT, đi học, làm việc ở các cơ quan công.

    Ông Hà cho rằng, bỏ hộ khẩu thì người dân sẽ có thuận lợi là khắc phục được nhược điểm của việc quản lý dân cư theo hộ khẩu và được công bằng hơn. Ngoài ra, trên cơ sở thuận lợi đó sẽ khắc phục được những tiêu cực tham nhũng có thể xảy ra liên quan đến quản lý dân cư bằng hộ khẩu.

    Theo ông Hà, việc thay đổi từ sổ hộ khẩu sang thẻ căn cước, mã số định danh phải có đánh giá tác động xem việc bỏ thời điểm nào, lộ trình cụ thể, xác định những mặt tích cực và tiêu cực và phải có thời gian chuyển tiếp.

    Ông cũng cho hay, hiện những nước quản lý theo hộ khẩu còn rất ít như Trung Quốc, Triều Tiên, còn hầu hết các nước đều chuyển đổi sang quản lý mã số định danh và thẻ căn cước.

    Minh Thư(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguoi-dan-ban-khoan-du-ung-ho-bo-so-ho-khau-a208143.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Chính phủ đồng ý bỏ sổ hộ khẩu

    Chính phủ đồng ý bỏ sổ hộ khẩu

    Chính phủ đồng ý với phương án bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng “Sổ hộ khẩu” và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân.

    Bỏ hộ khẩu như thế nào?

    Bỏ hộ khẩu như thế nào?

    Câu chuyện bỏ hộ khẩu đã được bàn đến nhiều năm nay từ chủ yếu là phía người dân, phía những người chịu tác động tiêu cực từ gông cùm hộ khẩu khá đặc thù ở Việt Nam