+Aa-
    Zalo

    Người dân liên tục nhận được tin nhắn từ ngân hàng giả dụ truy cập link chứa mã độc

    • DSPL
    ĐS&PL Thời gian gần đây, người dân liên tục nhận được tin nhắn giả mạo ngân hàng dụ dỗ truy cập vào đường link chứa mã độc dù không đăng ký, giao dịch tại các nhà băng này.
    tin nhan gia mao ngan hang chua ma doc dspl
    Tin nhắn giả mạo ngân hàng để lừa đảo. Ảnh: Phụ Nữ TP.HCM

    Thời gian gần đây, nhiều người dân liên tục nhận được tin nhắn từ các đầu số lạ, giả danh ngân hàng với nội dung liên quan đến một hoạt động hay giao dịch (giả mạo) nào đó để người nhận truy cập vào các link (đường dẫn) khá giống với website các ngân hàng.

    Đường link giả mạo chỉ sai khác một vài ký tự hoặc chi tiết so với link thật của ngân hàng nên rất dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng.

    Chẳng hạn, một số người nhận tin nhắn của Ngân hàng Á Châu (ACB) thông báo tài khoản bị khoá, dù không có tài khoản hay giao dịch tại ngân hàng này.

    Trong tin nhắn, người nhận sẽ được gửi một đường link khá giống với địa chỉ website của ACB để xác thực. Mục đích của những kẻ lừa đảo là đánh cắp tài khoản ngân hàng, mạng xã hội... của người dùng.

    Một chiêu thức khác để đánh cắp tài khoản người dùng là gửi tin nhắn mang tính dọa dẫm "nếu không đăng nhập vào đường link để huỷ thì tài khoản sẽ bị trừ một số tiền.

    Ví dụ, một số người nhận được tin nhắn của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) thông báo đóng phí dịch vụ tài chính toàn cầu hàng tháng là 2 triệu đồng. 

    Nhiều người nhận những tin nhắn này sinh nghi ngờ và lo lắng nên nhấp vào các đường link nhận được, khai báo tài khoản, mật khẩu, internet banking... dẫn đến mất quyền điều khiển các giao dịch trên internet, mất tiền trong tài khoản ngân hàng, ví điện tử.

    Không những vậy, tài khoản Facebook, Zalo... của các nạn nhân còn được sử dụng để lừa vay tiền, nạp thẻ điện thoại hay dụ dỗ những người trong danh sách kết bạn truy cập vào link...

    Theo thông tin của SCB, đã có trường hợp nhấp vào link giả mạo trong tin nhắn và đã mất tiền. Số tiền này lập tức bị chuyển sang các tài khoản của các ngân hàng khác. 

    Báo cáo sơ kết một năm thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bộ TT&TT cho biết, tính từ ngày 4/2/2021 đến 20/5/2021, các cơ quan chức năng đã điều phối chặn 100 website giả mạo các ngân hàng, tổ chức tài chính.

    Theo báo cáo của các ngân hàng gửi, số lượng khách hàng bị lừa đảo đã giảm thiểu rõ rệt, thiệt hại giảm khoảng 99%.

    Bộ này cũng cho biết, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng xảy ra với các hình thức: Giả danh các cơ quan chức năng trên các trang mạng xã hội, dịch vụ viễn thông để gọi điện thoại nhằm khai thác thông tin cá nhân yêu cầu đóng tiền để nhận quà tặng hoặc đe dọa có liên quan đến vụ án và yêu cầu chuyển tiền kiểm tra nhằm chiếm đoạt; sử dụng mạng xã hội để kết bạn, thông báo gửi quà tặng, sau đó giả danh nhân viên công ty chuyển phát, hải quan yêu cầu làm thủ tục, chuyển tiền để nhận quà tặng nhằm chiếm đoạt tài sản; nhắn tin thông báo trúng thưởng vào thuê bao di động hoặc tài khoản mạng xã hội yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân và nộp tiền lệ phí trao thưởng để chiếm đoạt;...

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguoi-dan-lien-tuc-nhan-duoc-tin-nhan-tu-ngan-hang-gia-du-truy-cap-link-chua-ma-doc-a502726.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan