+Aa-
    Zalo

    Người điều khiển phương tiện cần lưu ý gì khi gặp biển báo khu dân cư?

    (ĐS&PL) - Khi gặp biển báo báo hiệu khu đông dân cư, người điều khiển phương tiện phải chú ý nhất đến tốc độ di chuyển nhằm đảm bảo an toàn và tránh bị xử phạt vi phạm.

    Nhận biết biển báo khu dân cư để hạn chế tốc độ

    Theo khoản 3.2 Điều 3 Phần 1 Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT của Bộ GTVT, đoạn đường qua khu đông dân cư là tuyến đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn và đặc biệt là có dân cư sinh sống sát dọc theo bên đường, có các hoạt động sinh hoạt của người dân có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ. Đồng thời việc di chuyển giao thông cũng có thể ảnh hưởng đến an toàn của người dân.

    Do đó, để đảm bảo an toàn khu vực này được xác định bằng biển báo là đường qua khu đông dân cư (nhiều khu vực khi cần thiết có thể xác định riêng cho từng chiều đường).

    Biển báo vào khu vực đông dân cư, người điều khiển xe cần chú ý điều chỉnh tốc độ. Ảnh minh họa.

    Biển báo vào khu vực đông dân cư, người điều khiển xe cần chú ý điều chỉnh tốc độ. Ảnh minh họa.

    Tại Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, cũng có quy định cụ thể hai loại biển báo khu đông dân cư theo khoản 36.1 Điều 36 Phần 1 của quy chuẩn, cụ thể:

    * Biển R.420 (Báo hiệu bắt đầu khu đông dân cư):

    Điểm đặt biển báo này báo hiệu đã bắt đầu khu dân cư và bắt đầu vào đoạn đường nằm trong phạm vi khu đông dân cư. Biển có tác dụng báo cho người điều khiển phương tiện biết phạm vi phải tuân theo những quy định được áp dụng khi lưu thông ở khu đông dân cư.

    * Biển số R.421 (Báo hiệu đã hết khu đông dân cư):

    Biển báo này được đặc ở khu vực báo hiệu hết khu đông dân cư hết phạm vi áp dụng các quy định với phương tiện lưu thông ở khu đông dân cư. Cũng có thể hiểu biển báo R.420 đã hết hiệu lực từ điểm đặt biển báo R.421 và từ lúc này người điều khiển phương tiện có thể tăng tốc.

    Gặp biển báo R.421, các tài xế có thể tăng tốc theo quy định. Ảnh minh họa.

    Gặp biển báo R.421, các tài xế có thể tăng tốc theo quy định. Ảnh minh họa.

    Các biển báo nêu trên thuộc loại biển hiệu lệnh, biển báo cho người tham gia giao thông bắt buộc phải chấp hành khi gặp trên đường.

    Tốc độ tối đa khi phương tiện di chuyển tại khu vực đông dân cư

    Điều 6, Điều 8 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT đã quy định cụ thể tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) như sau:

    * Tại đoạn đường đôi; đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên:

    - Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông: Tốc độ tối đa = 40 km/h.

    - Các phương tiện cơ giới còn lại: Tốc độ tối đa = 60 km/h.

    * Đối với đoạn đường 2 chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới

    - Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông: Tốc độ tối đa = 40 km/h.

    - Các phương tiện cơ giới còn lại: Tốc độ tối đa = 50 km/h.

    Như vậy, tốc độ cho phép khi điều khiển xe máy trong khu đông dân cư là không quá 40 km/h.

    Chạy quá tốc độ tại khu đông dân cư có thể bị xử phạt như thế nào?

    Tương tự các trường hợp di chuyển vượt quá tốc độ cho phép thì hành vi điều kiển xe máy chạy quá tốc độ trong khu dân cư cũng sẽ bị xử phạt với mức phạt căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, như sau:

    - Tốc độ vượt quá từ 5 km/h đến dưới 10 km/h: phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm k khoản 34 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

    - Tốc độ vượt quá từ 10 km/h đến 20 km/h: phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

    - Tốc độ vượt quá từ trên 20 km/h: 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đồng thời, bị tước giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng (theo điểm a khoản 7, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm g khoản 34 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

    Việc điều khiển phương tiện qua khu đông dân cư, người tài xế cần chú ý tuyệt đối đến tốc độ để đảm bảo an toàn cho người dân và các phương tiện xung quanh. 

    B.A

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nguoi-ieu-khien-phuong-tien-can-luu-y-gi-khi-gap-bien-bao-khu-dan-cu-a411832.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan