+Aa-
    Zalo

    Người già Trung Quốc muốn đi làm nhưng gặp khó khăn khi tìm việc

    • DSPL
    ĐS&PL Ở tuổi 66, ông Lü Fengchen đã nghỉ hưu. Dù ông muốn tiếp tục được đi làm nhưng chuyện tìm việc lại không hề dễ dàng.

    Ông Lü Fengchen (66 tuổi), đến từ tỉnh Sơn Tây (phía Bắc Trung Quốc), đã tìm kiếm công việc bảo vệ ở Bắc Kinh từ tháng 10/2021, với mong muốn có thu nhập cao để trang trải cuộc sống ở thủ đô. Nhưng những gì ông nhận được chỉ là sự từ chối.

    Chia sẻ với Sixth Tone, ông Lü cho hay: "Thật khó để tìm việc khi bạn đã lớn tuổi. Tôi đã liên lạc với hơn một chục nhà tuyển trong những tháng qua nhưng họ đều từ chối vì tuổi tác của tôi, họ thích những người trẻ tuổi hơn".

    Trong khi một nhóm thanh niên Trung Quốc kiệt sức và muốn sống theo kiểu FIRE - có nghĩa là "Độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm" - thì nhiều người lớn tuổi lại mong muốn điều ngượcl ại. Một cuộc khảo sát vào tháng 10/2-22 từ nền tảng tuyển dụng 51job.com cho thấy khoảng 2/3 trong số 1.368 người được hỏi trên 60 tuổi mong muốn được quay lại thị trường việc làm sau khi nghỉ hưu.

    Dù vậy, phần lớn các nhà tuyển dụng đều có thái độ phân biệt đối với tuổi tác của họ. Khoảng 41% số người được hỏi của 51job.com cho rằng sự phân biệt đối xử liên quan đến tuổi tác là lý do chính khiến họ bị từ chối công việc.

    Ngoài ra, nguyên nhân thứ hai  là do bộ máy quan liêu. Theo luật lao động hiện hành ở Trung Quốc, những người đến tuổi nghỉ hưu không đủ điều kiện để ký hợp đồng bồi thường tai nạn lao động, trợ cấp thôi việc và các ngày nghỉ theo luật định.

    nguoi gia trung quoc
    Một bác sĩ lớn tuổi ở Trung Quốc đơn thuốc tại một bệnh viện ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây. Ảnh: Sixth Tone 

    Zang Shuai, một nhà tuyển dụng ở Bắc Kinh, nói rằng hầu hết các công ty ở các thành phố lớn sẽ không thuê những người trên 60 tuổi do khó mua bảo hiểm cho họ.

    Ông Zang chia sẻ: "Một số nhà tuyển dụng ở vùng ngoại ô có thể giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng danh tính của những người trẻ tuổi hơn, Thay vì được tuyển dụng lại tại các công ty, nhiều lao động lớn tuổi phải chuyển sang các công việc lặt vặt hoặc các công ty phái cử lao động, đây là một điều rất bấp bênh". 

    Đối với nhiều người như ông Lü, người đã làm nông trong những năm còn trẻ và không phải là một phần của hệ thống hưu trí của đất nước, việc đi làm ở tuổi nghỉ hưu sẽ giúp họ tích lũy thêm tiền tiết kiệm cho những năm tuổi già sau đó. Ông có kế hoạch làm việc thêm từ 3-5 năm nữa và tiết kiệm tới 200.000 nhân dân tệ (27.387 USD).

    Ông Lü tâm sự: "Tôi không muốn tạo thêm áp lực cho con gái mình, người đang sống một cuộc sống căng thẳng và một mình nuôi dạy cậu con trai tuổi vị thành niên. Miễn là tôi không bị ốm, tôi sẽ không gặp vấn đề gì khi làm việc cho đến khi tôi 71 hoặc 72 tuổi".

    Ngày càng có nhiều người lớn tuổi muốn tiếp tục ở lại lực lượng lao động, phần lớn do họ cần tiền hoặc không muốn ngồi không. Xu hướng này xuất hiện vào thời điểm lực lượng lao động Trung Quốc đang dần bị thu hẹp do dân số già đi nhanh chóng. Dữ liệu chính thức cho thấy những người trên 60 tuổi chiếm 8,8% trong số khoảng 750 triệu người có việc làm ở Trung Quốc vào năm 2020.

    Để đối phó với tình hình, Trung Quốc đang có kế hoạch "kéo dài" tuổi nghỉ hưu chính thức. Một số tỉnh ở nước này đã khởi động các dự án thí điểm để  kéo dài độ tuổi nghỉ hưu. Trong đó, một trang web tuyển dụng dành riêng cho người lao động cao tuổi bắt đầu hoạt động từ tháng 8/2022. 

    Mei Zhigang, giáo sư xã hội học tại Đại học Sư phạm Trung ương Trung Quốc, tin rằng một "hệ thống hưu trí linh hoạt" cho phép mọi người nghỉ hưu ở tuổi chính thức, đồng thời cung cấp sự hỗ trợ pháp lý cho những người sẵn sàng tiếp tục làm việc. Trích dẫn các nghiên cứu nhân khẩu học, ông nói thêm rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lao động ở nhóm người trong độ tuổi từ 16 đến 60.

    Bà Mei chia sẻ: "Nhiều người cao tuổi có khả năng làm việc cũng như sẵn sàng làm việc, điều này có thể bổ sung cho tình trạng thiếu lao động từ đầu năm 2012. Nhóm thu nhập thấp đã bị ảnh hưởng nặng nề về tài chính bởi đại dịch trong những năm qua và có xu hướng quay trở lại tiếp tục làm việc".

    ÔNg Zeng Qingyi, đến từ tỉnh Tứ Xuyên, cũng là một trong số những người lao động chưa sẵn sàng nghỉ hưu. Người đàn ông 60 tuổi, làm việc trong ngành xây dựng, nói rằng ông muốn tự chủ tài chính đến khi nào sức khoẻ còn cho phép và không làm phiền con trai. 

    Ông Zeng tâm sự: "Tôi không quen việc sống nhàn rỗi – điều đó thật nhàm chán. Trong khi còn có thể kiếm tiền, tôi không muốn nhờ con trai giúp đỡ và trở thành gánh nặng".

    Minh Hạnh(Theo Sixth Tone) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguoi-gia-trung-quoc-muon-di-lam-nhung-gap-kho-khan-khi-tim-viec-a563885.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan