+Aa-
    Zalo

    Người Việt thường làm gì trong dịp Tết Nguyên đán?

    • DSPL
    ĐS&PL Trong dịp Tết Nguyên đán, người Việt có rất nhiều phong tục truyền thống nhằm cầu mong một năm mới an lành, may mắn, an khang, thịnh vượng.

    1. Cúng ông Công, ông Táo

    Ngày cúng ông Công, ông Táo là ngày 23 tháng Chạp âm lịch, vào ngày này mọi gia đình Việt sẽ dọn dẹp bếp sạch sẽ, mua cá vàng, quần áo, tiền vàng về cúng để ông Công, ông Táo về trời để báo cáo mọi việc với của gia chủ trong suốt 1 năm qua với Ngọc Hoàng. Đặc biệt, cá vàng sau khi cúng xong thì sẽ được phóng sinh đem thả ra sông, ra suối.

    nhung phong tuc trong tet nguyen dan 1

    2. Dọn dẹp nhà cửa

    Công việc dọn dẹp ngày Tết có ý nghĩa là để chuẩn bị "tiễn năm cũ, đón năm mới". Trong ngày này, tất cả đồ đạc trong nhà sẽ được đem ra chùi rửa thật sạch sẽ, chén bát mới sẽ được chuẩn bị sẵn cho mâm cỗ ngày tết, các vật dụng trưng bày cũng được đem ra bày biện trang hoàng cho nhà cửa trông mới mẻ hơn.

    3. Đi thăm mộ tổ tiên

    Bắt đầu từ ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp hàng năm, con cháu trong gia đình đi thăm và quét dọn mồ mả tổ tiên, họ thường mang hương, hoa quả đến cúng và mời vong linh tổ tiên về nhà ăn Tết với con cháu. Đây là một phong tục phổ biến của tất cả người Việt, thể hiện lòng hiếu đạo, sự thành kính đối với đấng sinh thành và những người đã mất, cũng chính là truyền thống uống nước nhớ nguồn, đạo lý của dân tộc Việt Nam.

    4. Gói bánh chưng

    Bánh chưng, bánh tét là một phần không thể thiếu trong nét đẹp văn hóa của người Việt, hàng năm cứ vào ngày Tết khoảng từ ngày 27, 28, 29 Tết mọi gia đình lại ngồi quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng bánh tét.

    Ở miền Nam thì có bánh tét, bánh có hình trụ, miền Bắc thì có bánh chưng hình vuông, tuy hình dáng có khác nhau nhưng nguyên liệu thì hoàn toàn giống nhau, lúa gạo là nguyên liệu chính của bánh, bánh tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước lâu đời của người Việt.

    nhung phong tuc trong tet nguyen dan 2

    5. Chơi hoa

    Loài hoa Tết đặc trưng ở miền Bắc là hoa đào miền Bắc, còn miền Nam là hoa mai đây cũng là loài hoa chỉ nở vào Tết. Ngoài ra các gia đình còn chơi cây quất một trong những cây tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng, hay hoa cúc, hoa thọ… để trang trí nhà cửa thêm vui tươi, rước lộc vào nhà.

    6. Chợ tết

    Chợ ngày tết có không khí khác hẳn những phiên chợ ngày thường trong năm. Theo thói quen, người đi chợ sắm tết thường mua rất nhiều đồ. Tuy nhiên, những đồ này không phải là để dự trữ trong những ngày tết mà là theo thói quen, người Việt Nam thường quan niệm, cả năm mới có một ngày tết nên mua sắm cũng nhiều hơn ngày thường. Đặc biệt, những món ngon độc lạ mà ngày thường không có thì được bày bán trong những phiên chợ tết. Người người đi chợ sắm tết tạo nên không khí ngày tết ấm cúng, sôi nổi.

    7. Dựng cây nêu

    Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5 đến 6 mét, ở ngọn cây thường treo nhiều thứ bằng giấy vàng bạc, bùa trừ tà, bầu rượu bện thêm bằng rơm, cạnh đó có treo một cái đèn lồng đèn nhỏ, vừa mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, những điều không may mắn, vừa mang ý nghĩa soi đèn để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Cây nêu được dựng từ ngày 23 tháng Chạp đến hết ngày mùng 7 tháng Giêng thì được hạ xuống.

    nhung phong tuc trong tet nguyen dan 5

    8. Tục xông nhà

    Theo phong tục, cứ đến đêm giao thừa mọi người thường ở trong nhà không đi đến nhà khác để đợi có người đến xông nhà, rồi mọi người mới được đi chúc tết nhà khác. Người ta tin rằng, người xông nhà đầu năm sẽ ảnh hưởng đến tương lai của chủ nhà trong cả năm mới. Tuổi tác người xông nhà cũng khá quan trọng, vì thế trước tết chủ nhà thường chọn người quen biết, hợp tuổi để đến xông nhà cho nhà mình.

    9. Cúng tất niên

    Bữa cơm tất niên thường là bữa cơm vào chiều 30 Tết mọi gia đình Việt đều chuẩn bị một mâm cơm để cúng tổ tiên sau đó cả gia đình đoàn tụ quây quần bên mâm cơm cùng nhau ăn cơm nói chuyện, tâm sự để kết thúc một năm cũ và chào đón năm mới với những điều mới may mắn hơn.

    10. Cúng giao thừa

    Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, tùy theo điều kiện mỗi gia đình có gia đình thì cúng hoa quả có gia đình lại cúng xôi gà và thường cúng ở ngoài trời, thời điểm cúng giao thừa là vào phút cuối cùng của năm cũ, ý nghĩa của lễ cúng giao thừa là lễ trừ tịch đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới.

     

    nhung phong tuc trong tet nguyen dan 6

    12. Chúc Tết và mừng tuổi

    Người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè trong những ngày Tết. Thường trong sáng mồng một Tết, con cháu sẽ tới chúc thọ, mừng tuổi ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ mừng tuổi lại những đồng tiền mới đựng trong phong bao lì xì màu đỏ để lấy may kèm theo những lời chúc các con cháu hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, hạnh phúc, vui vẻ trong năm mới. Tiền mừng tuổi không quan trọng ở số tiền nhiều hay ít mà quan trọng ở ý nghĩa.

    12. Xuất hành và hái lộc

    Xuất hành là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần… Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một cành lộc để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục hái lộc. Cành lộc này có thể là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si… là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc.

    13. Đi lễ chùa đầu năm

    Đi lễ chùa đầu năm là nét đẹp tâm linh của người Việt. Người người, nhà nhà đi lễ chùa vừa là để thể hiện lòng kính đối với đức Phật, tổ tiên vừa là để cầu mong một năm mới với nhiều may mắn, tài lộc, bình an cho cả nhà.

    nhung phong tuc trong tet nguyen dan 10

    14. Khai bút

    Khai bút cho nghĩa là khai chữ, khai tâm, khai trí, khai nghề, khai nghiệp,... được ông ta ta gọi là "minh thiên khai bút". Tục lệ này nhằm gửi gắm những điều tốt lành, cầu chúc mọi điều may măn sẽ đến với bản thân và gia đình trong năm mới. Ngoài ra, việc khai bút đầu năm còn là lời nhắc nhở bản thân cố gắng, phấn đấu nhiều hơn.

    15. Tục xin chữ

    Cứ vào dịp xuân đầu xuân năm mới mọi người lại rủ nhau đi xin chữ đầu xuân về treo trong nhà với mong muốn cầu cho những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với gia đình, người thân của mình. Từng nét chữ hiện ra, may mắn càng đong đầy hơn, cả người cho chữ và người xin chữ đều nhận được lộc đầu năm, mỗi người xin một chữ khác nhau với những mong muốn khác nhau nhưng tất cả đều mong một năm mới vạn điều mới, mọi sự tốt lành, gia đình con cái hòa thuận, êm ấm, đạt được những thành công trong cuộc sống.

    Linh Chi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguoi-viet-thuong-lam-gi-trong-dip-tet-nguyen-dan-a526555.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan