+Aa-
    Zalo

    Nguồn cung trong nước dồi dào, kiến nghị hạn chế nhập khẩu gà đông lạnh

    • DSPL
    ĐS&PL Trưởng đại diện Cục Chăn nuôi phía Nam cho biết, nguồn cung gà trong nước đang dồi dào, do đó cần hạn chế nhập khẩu gà đông lạnh.

    Chia sẻ tại Diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu chuỗi thịt và trứng gia cầm vùng Đông Nam bộ do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng 8/12, ông Đỗ Hữu Phương- đại diện Cục Chăn nuôi phía Nam (Bộ NN&PTNT) cho biết: “Đông Nam Bộ là vùng trọng điểm phía Nam, đi đầu cả nước về chăn nuôi, đặc biệt là gia cầm”.

    nguon cung trong nuoc doi dao kien nghi han che nhap khau ga dong lanh dspl
    Nguồn cung gà trong nước đang dồi dào. Ảnh minh họa: Thanh Niên

    Sau quá trình theo dõi và phân tích 11 tháng qua, nguồn cung thịt gà trong nước đang ổn định với đặc điểm gà công nghiệp lông trắng có mức biến động giá phức tạp nhất với biên độ biến động cao. Ngoài ra, giá gà lông màu tương đối ổn, nhưng không đem lại lợi nhuận cao, bà con lãi ít.

    Trong khi đó, 10 tháng đầu năm nay, Việt Nam chi khoảng 237 triệu USD để nhập 211.000 tấn thịt gà, ở chiều ngược lại thì chỉ xuất được 1.000 tấn với trị giá 2,2 triệu USD.

    Vì vậy, ông Phương đề xuất trước mắt cần giảm nhập khẩu thịt gia cầm đông lạnh, đồng thời khuyến cáo doanh nghiệp hạn chế nhập khẩu khi nguồn cung trong nước đang dồi dào.

    Đại diện Cục Chăn nuôi phía Nam cũng đề cập giảm giá bán lẻ để kích cầu tiêu thụ, đồng thời tạp động lực để các doanh nghiệp tăng cường chế biến sâu sản phẩm thịt gia cầm. Từ đó, tạo nguồn dự trữ, đảm bảo đa dạng hóa sản phẩm từ thịt gia cầm, đem lại sự bình ổn thị trường cũng như nâng cao giá trị gia tăng.

    Ngoài ra, ông Phương đề nghị ngân hàng hỗ trợ tín dụng, giúp giảm khó khăn cho nông dân, xem xét phương án phù hợp hỗ trợ người chăn nuôi.

    Từ đặc điểm thị trường tiêu thụ chủ yếu là TP.HCM và Bình Dương, để nâng cao giá trị chuỗi ngành hàng thịt và trứng gia cầm vùng Đông Nam bộ, ông Vũ Cường - Trưởng phòng Phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi (Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản) cho rằng, cần tổ chức sản xuất theo chuỗi có liên kết hoặc hình thức hợp nhất, thay đổi tư duy trong tổ chức sản xuất (dựa theo nhu cầu thị trường và theo hợp đồng liên kết).

    Bên cạnh đó, đẩy mạnh đầu tư cho khâu chế biến nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng và thúc đẩy thị hiếu tiêu thụ…

    Cũng tại diễn đàn, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Nguyễn Quốc Toản cho biết, Việt Nm đang đối mặt với áp lực về nhập khẩu một số mặt hàng thịt đông lạnh, trong khi nguồn cung dồi dào.

    "Chúng tôi kiến nghị Cục Chăn nuôi, thú y đánh giá toàn diện để tham mưu bộ để đảm bảo lợi ích cho người chăn nuôi trong nước", ông Toản chia sẻ.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguon-cung-trong-nuoc-doi-dao-kien-nghi-han-che-nhap-khau-ga-dong-lanh-a559832.html
    Ngành Hải quan: Xuất nhập khẩu 9 tháng năm 2022 tăng 15,1%

    Ngành Hải quan: Xuất nhập khẩu 9 tháng năm 2022 tăng 15,1%

    9 tháng qua, Tổng cục Hải quan đã làm thủ tục hải quan cho tổng lượng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu tăng đáng kể. Trong đó tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 9 tháng năm 2022 ước tính đạt 558,52 tỷ USD, tăng 15,1%.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ngành Hải quan: Xuất nhập khẩu 9 tháng năm 2022 tăng 15,1%

    Ngành Hải quan: Xuất nhập khẩu 9 tháng năm 2022 tăng 15,1%

    9 tháng qua, Tổng cục Hải quan đã làm thủ tục hải quan cho tổng lượng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu tăng đáng kể. Trong đó tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 9 tháng năm 2022 ước tính đạt 558,52 tỷ USD, tăng 15,1%.

    Phát triển nông sản địa phương và bài toán nâng tầm nông sản Việt

    Phát triển nông sản địa phương và bài toán nâng tầm nông sản Việt

    Là một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, tuy nhiên Việt Nam lại ở vị trí không cao trong bảng xếp hạng về giá trị nông sản. Vì vậy, phát triển nông sản địa phương và xây dựng thương hiệu, nâng tầm cho nông sản Việt luôn được quan tâm.

    Cảng Chu Lai phát triển mạnh dịch vụ xuất nhập khẩu hàng rời

    Cảng Chu Lai phát triển mạnh dịch vụ xuất nhập khẩu hàng rời

    Sau đại dịch, làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam đang mở ra cơ hội phát triển các vùng sản xuất lớn trên cả nước, trong đó có miền Trung - Tây Nguyên, kéo theo nhu cầu lớn về logistics tại khu vực này. Bên cạnh hàng container, lượng hàng rời xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cảng Chu Lai (Quảng Nam) thuộc công ty Giao nhận vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đã đẩy mạnh dịch vụ khai thác hàng rời, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập hàng hóa, thu hút, gia tăng nguồn “chân hàng” về cảng.