+Aa-
    Zalo

    Nguồn gốc ra đời của những thỏi sô- cô- la 'biết nói' lời yêu

    • DSPL
    ĐS&PL Sô cô la cũng như tình yêu, có khi ngọt ngào, có lúc đắng chát nhưng nó luôn mang đến cho con người sự thích thú khi được trải nghiệm.

    Sô-cô-la cũng như tình yêu, có khi ngọt ngào, có lúc đắng chát nhưng nó luôn mang đến cho con người sự thích thú khi được trải nghiệm.

    Sô-cô-la có gốc rễ sâu xa từ những bộ lạc cổ vùng Trung Mỹ và Nam Mỹ. Lịch sử chứng minh rằng việc tiêu thụ quả cacao sớm nhất bắt đầu từ năm 1400 đến năm 1100 TCN.

    Trong thời kỳ đầu, người ta chỉ dùng phần thịt của quả ca cao. Phần thịt có vị ngọt được ủ lên men để tạo ra một loại đồ uống có cồn. Chỉ sau này hạt cacao mới được sử dụng, nhưng nó rất khác với sô-cô-la hiện nay.

    Mãi đến năm 1521, nhờ cuộc xâm lấn của người Tây Ban Nha đến Mê-hi-cô mà người châu Âu biết đến sô-cô-la. Họ bắt gặp loại đồ uống cacao này khi tiếp xúc với nền văn minh Aztec. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, người Aztec đã kế thừa công thức chế biến từ nền văn minh của người Maya hoặc Olmec trước đó.

    Sô-cô-la, dưới dạng đồ uống có vị đắng, là một phần quan trọng trong đời sống của người Maya và người người Aztec.

    Người Tây Ban Nha thừa nhận ca cao rất có giá trị dinh dưỡng, và họ cũng được chứng kiến thói quen uống sô-cô-la của các bộ tộc Trung Mỹ. Không lâu sau đó, họ đã tìm cách trở hạt ca cao về đất nước mình để trồng.

    Bản thân những người đó lại không thể ngờ, suốt 300 năm sau đó, sô-cô-la thống trị ở châu Âu như một sản phẩm ngoại nhập đắt tiền, một thứ nước uống cao cấp và đặc biệt hơn, sô-cô-la được coi là một biểu tượng cho giới thượng lưu châu Âu. Như ở Pháp, sô-cô-la đã từng giữ vị trí độc tôn là loại nước uống chỉ dành riêng cho hoàng tộc.

    Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Economic Anthropology vào tháng 5/2018, các nhà khoa học phân tích biểu tượng tranh ảnh về sô-cô-la trên những bức tường, đồ gốm và đồ chạm khắc còn sót lại của người Maya.

    Họ phát hiện sô-cô-la từng được sử dụng như một loại tiền tệ. Người Maya dùng sô-cô-la để mua bán các thương phẩm và trả thù lao cho người lao động.

    Khi người Tây Ban Nha mang cacao đến châu Âu, họ chế biến cacao thành đồ uống có pha thêm đường để hương vị của đồ uống chocolate trở nên hấp dẫn hơn.

    Sau đó đến năm 1828, Coenraad Johannes Van Houton phát minh máy ép cacao. Chiếc máy này loại bỏ chất béo khỏi hạt cacao để sản xuất bột cacao, làm nguyên liệu cho hầu hết các sản phẩm sô-cô-la hiện nay.

    Với thành phần mới này, chocolate có thể được tạo ra với nhiều hình thức mà chúng ta quen thuộc ngày nay.

    Theo tín ngưỡng của người Aztec, socola có nguồn cội từ tâm linh thuần khiết, từ nguồn năng lượng siêu nhiên, mãnh lực khêu gợi, cám dỗ và được mệnh danh là "món quà của Thượng đế".

    Chính vì vậy, socola trở thành một thứ không thể thiếu trong các nghi lễ đính hôn, tiệc cưới và trong những ngày tỏ tình hoặc lễ thánh Valentine.


    Những món quà tặng Valentine bằng sô cô la còn hàm chứa nhiều ý nghĩa hơn nếu được làm từ chính đôi bàn tay của các bạn nữ. Nó thể hiện tấm lòng chân thành, sự quan tâm sâu sắc và nét dễ thương khó có thể cưỡng lại được của “phái yếu” dành cho “phái mạnh”. Đặc biệt, nếu khi ăn sô cô la do chính tay các nàng làm, các chàng sẽ “đổ” ngay lập tức trước vị ngọt của tình cảm và sự chăm chút mà các nàng đặt ở trong đó.

    Minh Khôi (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguon-goc-ra-doi-cua-nhung-thoi-so--co--la-biet-noi-loi-yeu-a311638.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Hẹn hò Valentine mùa dịch Covid-19

    Hẹn hò Valentine mùa dịch Covid-19

    Covid-19 thì vẫn chưa qua nhưng ngày dành cho người thương đã tới. Thay vì ở nhà trốn dịch với tâm lý hoang mang, lo sợ, các cặp đôi vẫn có thể tham khảo những gợi ý....