+Aa-
    Zalo

    Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp

    • DSPL
    ĐS&PL Theo tục lệ cổ truyền của người Việt, cứ đến 23 tháng Chạp hàng năm là mọi nhà đều làm lễ cúng ông Công ông Táo để tiễn Táo quân lên chầu trời.

    Mỗi năm cứ khoảng sau rằm tháng Chạp là các gia đình bắt đầu rậm rịch chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo một tuần sau đó. Ngoài việc mua vàng mã, quần áo cho Táo quân, các bà nội trợ còn lên thực đơn cho mâm cỗ, hỏi địa chỉ mua cá chép... Nhiều người rất rành rẽ về các thủ tục nghi lễ nhưng lại chưa rõ gốc tích của các vị thần này.

    Sự tích ông Táo về trời

    Thần Táo quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành sự tích "Hai ông một bà".

    Sự tích bắt đầu rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện dằn vặt vợ. Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Trọng Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi.

    ong cong ong tao 1
    Hình ảnh Táo quân trong tranh dân gian Đông Hồ.

    Thị Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Về phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì vợ đã bỏ đi xa rồi. Day dứt và ân hận, người này lên đường tìm kiếm vợ.

    Nhiều ngày đi tìm, hết gạo hết tiền, Trọng Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, Trọng Cao tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Thị Nhi, đúng lúc Phạm Lang đi vắng. Thị Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm thiết đãi người xưa.

    Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Thị Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn. Chẳng may, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Thị Nhi hốt hoảng, lao mình vào cứu chồng cũ ra. Thấy vợ nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.

    Thương tình 3 người sống có nghĩa có tình nên Ngọc Hoàng phong cho làm vua bếp. Theo đó, người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.

    Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo quân lên chầu trời, báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của các gia đình. Vì vậy vào ngày này, các gia đình thường làm mâm cơm để đưa tiễn Táo Quân chầu trời.

    Ý nghĩa ngày ông Công ông Táo

    Theo quan niệm của người Việt, Táo quân không chỉ là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ mà còn là vị thần ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy, tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc.

    Vào ngày này, người dân làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Đồng thời, đây cũng là dịp để người người, nhà nhà trở về sum họp, quây quần sau một năm làm ăn vất vả.

    ong cong ong tao 2
    Mâm cơm cúng ông Công ông Táo. Ảnh: Lao động.

    Đặc biệt trong mâm cơm cúng, người Việt thường chuẩn bị thêm cá chép (khoảng 2-3 con) đựng trong chậu nước. Sau khi cúng trong, người dân sẽ đem thả phóng sinh ở sông, hồ. Việc chuẩn bị cá chép mang ý nghĩa chuẩn bị phương tiện để ông Táo cưỡi về trời.

    Ngoài ra, còn có ngụ ý "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng", cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.

    Linh Chi (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguon-goc-va-y-nghia-cua-le-cung-ong-cong-ong-tao-23-thang-chap-a557451.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Ngày Tết, ăn uống thế nào để tránh nóng trong người?

    Ngày Tết, ăn uống thế nào để tránh nóng trong người?

    Rượu bia, đồ nếp, giò chả, thức ăn cay nóng chiên xào,… đều là những thực phẩm khó cưỡng trong ngày Tết nhưng dễ dàng gây nóng trong người khiến ngày Tết luôn uể oải, kém vui. Vậy các bạn trẻ nên ăn uống thế nào để đảm bảo sức khỏe mà vẫn tươi mát đón xuân cho một năm mới hanh thông, may mắn?

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ngày Tết, ăn uống thế nào để tránh nóng trong người?

    Ngày Tết, ăn uống thế nào để tránh nóng trong người?

    Rượu bia, đồ nếp, giò chả, thức ăn cay nóng chiên xào,… đều là những thực phẩm khó cưỡng trong ngày Tết nhưng dễ dàng gây nóng trong người khiến ngày Tết luôn uể oải, kém vui. Vậy các bạn trẻ nên ăn uống thế nào để đảm bảo sức khỏe mà vẫn tươi mát đón xuân cho một năm mới hanh thông, may mắn?