+Aa-
    Zalo

    Nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường với người nhiễm COVID-19 khỏi bệnh

    ĐS&PL Một nhóm chuyên gia quốc tế về bệnh tiểu đường đã phát hiện bằng chứng mới cho thấy nhiễm COVID-19 cũng làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường.

    Theo kết quả nghiêm cứu, việc bị nhiễm COVID-19 có thể kích hoạt sự phát triển của bệnh tiểu đường ở người trước đây không mắc bệnh tiểu đường.

    phat hien moi nguoi nhiem covid 19 khoi benh co the khoi phat benh tieu duong dspl
    Ảnh minh họa

    Tiến sĩ Edwin J George, Phó Giáo sư Nội khoa tại Viện Khoa học y khoa Amala (Ấn Độ) cho biết, khoảng 20-30% bệnh nhân mắc COVID-19 nghiêm trọng sau khi khỏi bệnh đã phát triển bệnh tiểu đường hoặc có lượng đường trong máu tăng cao.

    Nhiều bệnh nhân tiểu đường mắc COVID-19 có lượng đường trong máu tăng cao do sử dụng steroid. Điều này xảy ra do gan có xu hướng sản xuất nhiều đường hơn trong quá trình điều trị bằng steroid hoặc do steroid khiến cơ thể khó di chuyển đường khỏi máu hơn.

    Mặt khác, theo TS Edwin J George, nhiều bệnh nhân tiểu đường type 2 sau khi mắc COVID-19 và khỏi bệnh đã bị Hội chứng rối loạn nội tiết và chuyển hóa do tiểu đường. Đây là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Điều này làm dấy lên nghi ngờ rằng virus ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy.

    Đồng thời, các nghiên cứu cho thấy virus corona có thể gây hại các tế bào beta trong tuyến tụy tiết ra insulin. Điều này có thể khiến cho tuyến tụy không duy trì lượng đường bình thường trong máu và không thể điều chỉnh glucose vào các tế bào của cơ thể.

    Nhóm bệnh nhân tăng đường huyết còn có những bất thường nghiêm trọng về số lượng các cytokine gây viêm, bao gồm IL-6 và các loại cytokine khác. Nhiều bệnh nhân có mức đường huyết sau ăn và các hoóc-môn tuyến tụy bất thường trong giai đoạn “hậu COVID-19” cao hơn.

    Đây cũng là một trong những nghiên cứu đầu tiên cho thấy COVID-19 có tác động trực tiếp đến tuyến tụy. Nghiên cứu chỉ ra rằng tuyến tụy là một mục tiêu khác của virus, không chỉ ảnh hưởng đến giai đoạn cấp tính khi nhập viện, mà còn có khả năng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe dài hạn của bệnh nhân.

    F0 khỏi bệnh cần làm gì để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

    Tiến sĩ George nói rằng điều quan trọng là phải lấy lại số cân nặng đã mất sau khi nhiễm COVID-19 và tuân thủ lối sống nhất định sau khi khỏi bệnh, như:

    - Tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh giàu chất xơ

    - Đi bộ hằng ngày

    - Tránh đồ uống có ga, tránh hút thuốc và uống rượu

    - Thường xuyên theo dõi mức đường huyết

    - Uống nhiều nước

    - Ngủ đủ giấc

    - Tuân thủ các loại thuốc do bác sĩ kê đơn

    Bác sĩ George kết luận, nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị và thường xuyên theo dõi mức đường huyết để tránh các biến chứng, theo Hindustan Times.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguy-co-khoi-phat-benh-tieu-duong-voi-nguoi-nhiem-covid-19-khoi-benh-a515697.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan