+Aa-
    Zalo

    Nguy cơ nào khiến người dùng bị chiếm đoạt tài sản trên Facebook

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Trong bài viết trước, báo ĐS&PL đã cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn về lừa đảo trên mạng xã hội. Trong kỳ này, hãy cùng chuyên gia tìm hiểu nguyên nhân.

    (ĐSPL) - Trong bài viết trước, báo ĐS&PL đã cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn về lừa đảo trên mạng xã hội. Trong kỳ này, hãy cùng chuyên gia tìm hiểu nguyên nhân.

    LTS: Cùng sự phát triển của công nghệ thông tin và đặc biệt là mạng xã hội, nạn lừa đảo càng phức tạp bởi nhiều chiêu trò. Điều này cũng gây khó cho cơ quan chức năng trong điều tra, ngăn chặn. Báo Đời sống & Pháp luật xin gửi tới quý độc giả loạt bài: "Những chiêu trò lừa đảo qua mạng xã hội và viễn thông".

    Để độc giả hiểu rõ hơn những nguy cơ người dùng mạng xã hội phải đối mặt hàng ngày khi tham gia mạng xã hội, phóng viên báo Đời sống & Pháp luật đã có cuộc trao đổi với anh Nguyễn Hữu Trung – Chuyên gia an ninh hệ thống Công ty cổ phần BKAV.

    PV: Trước hết, là một chuyên gia an ninh mạng, xin anh hãy cho biết, người dùng mạng xã hội hàng ngày đang đối mặt với những nguy cơ bị đánh cắp tài khoản, thông tin cá nhân như thế nào?

    Anh Nguyễn Hữu Trung: Theo như đánh giá của các chuyên gia an ninh mạng thuộc BKAV, tình trạng lừa đảo đánh cắp tài khoản mạng xã hội rồi chiếm đoạt tài sản đang diễn biễn phức tạp và ngày càng nở rộ. Thực chất, các hành vi lừa đảo đều bắt nguồn từ việc người sử dụng để lộ thông tin tài khoản dẫn đến những hệ lụy về sau. Theo như thống kê của BKAV trong 6 tháng đầu năm, mỗi tháng có hơn 1000 trang web giả mạo facebook được lập ra.

    Thủ đoạn của những kẻ đánh cắp tài khoản này tương đối giống nhau, từ một trang web được lập ra như đã nói ở trên, khi người dùng truy cập vào thấy giống giao diện Facebook sẽ điền các thông tin tài khoản để truy cập dẫn đến việc các đối tượng xấu có thể có được các thông tin này và đánh cắp tài khoản.

    PV: Ngoài ra nguyên nhân nào khiến người sử dụng mạng xã hội có nguy cơ bị chiếm đoạt tài sản?

    Anh Nguyễn Hữu Trung: Ngoài việc chúng ta không biết mà nhấn vào những website giả mạo để lộ thông tin rồi bị chiếm tài khoản dẫn đến bị lừa đảo, một bộ phận người sử dụng khác lại trực tiếp gửi thẻ hay tiền cho đối tượng lừa đảo. Đây không còn là việc liên quan đến kỹ thuật nữa mà là vấn đề cho ý thức của người sử dụng.

    Anh Nguyễn Hữu Trung - chuyên gia an ninh mạng công ty BKAV

    PV: Theo nghiên cứu của công ty BKAV, có hay không việc cá nhân nào đó có thể kích lượng like, share trên facebook mà không cần dùng chức năng quảng cáo? Vì đây là hình thức lừa đảo phổ biến của các đối tượng nhắm vào người sử dụng Facebook để kinh doanh.

    Anh Nguyễn Hữu Trung: Các đối tượng xấu ít nhiều có thể thực hiện hành vi tạm gọi là hack like, share. Để làm được điều này, với các hình thức chiếm đoạt thông tin đăng nhập như đã nói ở trên, chúng sẽ sử dụng tài khoản của chúng ta để like, share các fanpage trên mạng xã hội. Một hình thức khác được nhóm đối tượng áp dụng là post những hình ảnh, ứng dụng độc lên facebook, khi người dùng không biết, nhấn vào sẽ dính mã độc và tự động like, share mà không biết.

    Như vậy, các hình thức kiểu như hack like đều là phi pháp và hoàn toàn có thể gây tác dụng ngược với người sử dụng.

    PV: Phía các đơn vị an ninh mạng đã có những biện pháp nào cảnh báo tới cộng đồng mạng nhằm tránh những sự việc đáng tiếc hay chưa?

    Anh Nguyễn Hữu Trung: Chúng tôi đã đưa ra nhiều khuyến cáo cho người sử dụng mạng xã hội nhưng hầu hết mọi việc đều quyết định bởi yếu tố cẩn trọng của người sử dụng. Ví dụ như khi nhận được các tin nhắn thông báo trúng thưởng, khuyến mãi thì mọi người nên xác thực các thông tin này bằng cách tìm hiểu về các đơn vị tổ chức sự kiện như vậy.

    Hoặc một trường hợp khác là khi được bạn bè nhờ mua thẻ điện thoại, chúng ta toàn toàn có thể gọi điện, nhắn tin để xác thực trước khi thực hiện giao dịch. Chính sự chủ quan của người sử dụng là yếu tố quan trọng khiến đối tượng xấu có thể thực hiện hành vi lừa đảo.

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Thành Trung (thực hiện)


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguy-co-nao-khien-nguoi-dung-bi-chiem-doat-tai-san-tren-facebook-a110306.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.