+Aa-
    Zalo

    Nguy hiểm khó lường "kẻ giết người" trong chính ngôi nhà

    • DSPL
    ĐS&PL Có những đồ vật gia dụng tưởng chừng như vô hại, nhưng lại chứa rất nhiều độc tố mà ta thường không để ý. Người dùng cần lưu ý để tự bảo vệ bản thân mình.

    Có những đồ vật gia dụng tưởng chừng như vô hại, nhưng lại chứa rất nhiều độc tố mà ta thường không để ý. Người dùng cần lưu ý để tự bảo vệ bản thân mình.

    Đồ dùng nấu ăn bằng nhựa

    Các hóa chất từ nhựa có thể ngấm vào thức ăn khi được đun nóng gây nguy hiểm cho người dùng. Thay vì dùng đồ nhựa để nấu ăn, người tiêu dùng nên chuyển sang sử dụng thép không gỉ hoặc gỗ.

    Các hóa chất từ nhựa có thể ngấm vào thức ăn khi được đun nóng.

    Ngoài ra, không nên sử dụng các hộp đựng thức ăn bằng nhựa cho lò vi sóng bởi chúng cũng có thể gây ra các nguy cơ tương tự.

    Bàn chải đánh răng

    Hầu hết mọi người thường để bàn chải đánh răng trong phòng tắm. Trong khi đó, nhà tắm thường kết hợp luôn với bệ toilet. Đây thực sự là cơ hội tốt để các loại vi khuẩn, vi trùng, vi sinh vật trong nhà vệ sinh bám vào bàn chải. Nếu bạn đang để bàn chải đánh răng cách bệ vệ sinh khoảng cách dưới 2m, hãy cẩn trọng.

    Bàn chải đánh răng là ổ chứa vi khuẩn cực lớn.

    Tiến sĩ Curatola thuộc Nha Khoa Rejuvenation (Mỹ) cho biết: "Có thể mọi người không nhận ra, vi khuẩn trên bàn chải đánh răng còn nhiều hơn chỗ ngồi bệ vệ sinh."

    Túi đựng thực phẩm tái sử dụng

    Mặc dù túi đựng thực phẩm tái sử dụng được khuyến cáo sử dụng thay cho các loại túi ni lông dùng một lần, tuy nhiên, điều quan trọng là chúng cần được làm sạch thường xuyên bởi sau nhiều lần sử dụng chúng có thể chứa vi khuẩn, nấm mốc, các yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh tật.

    Chảo chống dính Teflon

    Có rất nhiều loại chảo chống dính khác nhau tùy thuộc vào giá tiền, chất lượng, nhưng phổ biến và hay được nhắc đến nhất là chảo chống dính từ hợp chất Teflon. Teflon là vật liệu thông dụng và khá rẻ tiền nhưng không bền, sẽ mòn theo thời gian và dễ trầy xước khi tiếp xúc mạnh với dụng cụ nấu bằng kim loại.

    Đặc điểm dễ nhận thấy nhất khi sử dụng chất chống dính này là sau một thời gian, mặt nồi, chảo hay bị bong tróc, có thể dính vào thức ăn, lộ ra lớp kim loại phía dưới. Điều này còn trở nên nguy hiểm hơn khi người tiêu dùng mua phải loại chảo chống dính không thương hiệu, không có giấy kiểm định an toàn.

    An Nhiên/VietQ.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguy-hiem-kho-luong-ke-giet-nguoi-trong-chinh-ngoi-nha-a236631.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan