6 nguyên tắc chuẩn cho trẻ ăn dặm đúng cách


Thứ 5, 10/01/2019 | 10:12


Bài viết sau là cẩm nang “toàn tập” với “tất tần tật” về kiến thức ăn dặm cho bé từ A đến Z, giúp mẹ xác định thời điểm “vàng” bắt đầu cho trẻ ăn dặm.

Bài viết sau là cẩm nang “toàn tập” với “tất tần tật” về kiến thức ăn dặm cho bé từ A đến Z, giúp mẹ xác định thời điểm “vàng” bắt đầu cho trẻ ăn dặm, nắm bắt chính xác nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng như cách chế biến đồ ăn dặm, các mẹo hữu ích giúp mẹ tự tin để đồng hành cùng bé bước vào hành trình ăn dặm.

1. Cho bé ăn dặm đúng thời điểm

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo chỉ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ khi được tròn 6 tháng tuổi vì khi đó hệ tiêu hóa của trẻ mới phát triển tương đối hoàn thiện để có thể tiêu hóa và hấp thu được các loại thức ăn đặc và “phức tạp” hơn sữa mẹ.

Thời điểm “vàng” để trẻ tập ăn dặm là khi được 6 tháng tuổi.

Có không ít mẹ muốn bé phát triển nhanh nên đã cho bé dùng bột ăn dặm ngay từ khi bé mới được 4 tháng tuổi. Phải làm quen với việc ăn dặm quá sớm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ như:

- Trẻ dễ chán sữa mẹ, bú ít dẫn đến tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu từ sữa mẹ, làm giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của trẻ.

- Trẻ quen ăn nhiều hoặc được bồi bổ quá mức làm tăng nguy cơ béo phì.

- Trẻ dễ bị dị ứng thực phẩm do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, còn non yếu.

- Thận và dạ dày của trẻ dễ bị tổn thương do phải hoạt động “quá tải” trong khi lại chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ dễ gặp phải các triệu chứng như đau dạ dày, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy… đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày trong tương lai.

- Khi trẻ chưa đủ 6 tháng tuổi, chức năng phản xạ nuốt chưa hoàn thiện đồng thời các cơ hàm, lưỡi, hầu, họng chưa hoạt động phối hợp nhuần nhuyễn… nên trẻ dễ bị sặc, nghẹn, thậm chí có thể bị tắc nghẽn đường thở do thức ăn tràn vào.

2. Cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc

Dạ dày của bé cần thời gian để thích nghi với thực phẩm mới, do đó mẹ hãy ghi nhớ nguyên tắc cho bé ăn từ loãng đến đặc nhé.

Khi bé bắt đầu ăn dặm, đồ ăn cần được xay, nghiền nhỏ, rây kỹ.

3. Cho bé ăn dặm từ ngọt đến mặn

Trong 6 tháng đầu đời, bé đã quen thuộc với vị ngọt của sữa mẹ và sữa công thức. Vì vậy, khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ nên dành thời gian để bộ máy tiêu hóa của bé thích nghi dần bằng cách cho bé ăn dặm từ các món có vị ngọt, chẳng hạn như bột ngọt có vị sữa. Điều này sẽ giúp bé dễ dàng đón nhận các món ăn mới nhờ hương vị sữa quen thuộc. Sau đó dần dần mẹ cho bé chuyển sang các loại bột ăn dặm mặn có vị cá, thịt… để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn cho bé.

4. Cho bé ăn từ ít đến nhiều

Hồi hộp, nóng ruột mong con yêu của mình ăn thật ngon, thật nhiều là tâm lý chung của các bà mẹ khi con bắt đầu bước vào hành trình ăn dặm. Đừng vội vàng! Hãy kiên nhẫn để cho trẻ ăn dặm đúng cách các mẹ nhé.

Hãy cho trẻ tập ăn một cách khoa học, ăn từ ít đến nhiều để giúp hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ thích nghi dần với lượng thức ăn mới cũng như hấp thu chất dinh dưỡng được tốt hơn. Hãy cho trẻ làm quen với 1 đến 2 muỗng bột loãng, sau đó tăng dần lên 1/3 chén rồi đến nửa chén… Cách ăn dặm này sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ “dễ thở” hơn, dễ hấp thu mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cùng các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng của trẻ ở giai đoạn này.

5. Cho bé ăn dặm từ một nhóm thực phẩm đến nhiều nhóm thực phẩm

Ở giai đoạn tập ăn dặm, bé bắt đầu “khám phá” các mùi vị cũng như những loại thực phẩm khác nhau. Mẹ hãy kiên nhẫn tập cho bé ăn từng nhóm thực phẩm một để bé làm quen dần đồng thời để theo dõi xem cơ thể bé có bị dị ứng với thực phẩm đó hay không, bé có bị rối loạn tiêu hóa không… Thông thường các bé cần 5-7 ngày để làm quen với một loại thực phẩm mới. Sau giai đoạn làm quen và nhận biết, mẹ có thể kết hợp nhiều nhóm thực phẩm với nhau một cách khoa học, hợp lý để tăng cường chất dinh dưỡng cho bé cũng như đa dạng mùi vị để kích thích vị giác của bé.

Cách cho trẻ ăn dặm chuẩn là đi từ một nhóm thực phẩm đến nhiều nhóm thực phẩm.

Để đảm bảo bữa ăn của bé luôn đầy đủ chất dinh dưỡng, mẹ nên kết hợp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết sau theo tỷ lệ hợp lý:

- Nhóm chất bột đường (gạo, khoai, yến mạch…): Đây là nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng hàng ngày cho trẻ. Mẹ có thể nghiền cháo, khoai lang, khoai tây… hay nấu bột yến mạch cho bé.

- Nhóm chất đạm: Chất đạm đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, mẹ chú ý không nên cho bé ăn quá nhiều chất đạm vì “quá tải” chất đạm sẽ gây hại đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Nên cho bé ăn cả đạm động vật (thịt, cá…) và đạm thực vật (các loại đậu đỗ, lạc…).

- Nhóm rau củ và trái cây: Giúp cung cấp vitamin, chất xơ và một số khoáng chất cần thiết, giúp tăng đề kháng và hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của trẻ.

- Nhóm chất béo: Ngoài vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể, chất béo còn có chức năng quan trọng là dung môi giúp hòa tan các vitamin A, D, E, K, tăng khả năng hấp thu. Mẹ có thể trộn 1 thìa dầu ăn (dầu mè, dầu oliu, dầu gấc) vào thức ăn của bé sau khi nấu chín hoặc cho bé dùng thêm bơ, phô mai… để bổ sung chất béo giúp bữa ăn của bé không những đảm bảo dinh dưỡng mà giúp bữa ăn dặm của bé thêm phần hấp dẫn, ngon miệng.

6. Không nên nêm gia vị vào món ăn dặm của trẻ

Với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ lưu ý không nên thêm gia vị (muối, nước mắm) vào món ăn dặm của trẻ. Nêm thêm mắm muối vào đồ ăn sẽ khiến thận của trẻ phải hoạt động quá sức. Nếu mẹ đang có quan điểm thêm mắm muối để đồ ăn dặm của trẻ thêm phần đậm đà và kích thích vị giác của trẻ thì hãy thay đổi ngay từ hôm nay nhé.

Ăn dặm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời và đây cũng là giai đoạn “bản lề” cho sự phát triển của trẻ trong tương lai. Bên cạnh những món ăn dặm thơm ngon, dồi dào giá trị dinh dưỡng cung cấp các vi chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp bé phát triển trí tuệ và thể chất, mẹ đừng bỏ qua các giải pháp giúp tăng cường đề kháng cho trẻ, đặc biệt là mỗi khi thời tiết giao mùa. Với “điểm cộng” dùng được cho trẻ sơ sinh từ 0 tháng tuổi và những hiệu quả ưu việt trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ, NutriBaby plus hiện đang dành được sự yêu mến của hàng trăm nghìn mẹ Việt. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần thảo dược Hoàng kỳ, Diếp cá với nhóm chất Kẽm, Thymomodulin, Lysine, Taurin, NutriBaby Plus giúp nâng cao thể trạng cho trẻ, đặc biệt là hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu dinh dưỡng đồng thời nâng cao miễn dịch, hỗ trợ phòng ngừa và giảm các triệu chứng của viêm đường hô hấp. NutriBaby Plus được xem là “trợ thủ” đắc lực giúp bố mẹ nuôi con nhàn tênh, “xây dựng” cho trẻ nền tảng sức khỏe tốt nhất trong những năm tháng đầu đời.

NutriBaby Plus chính là "trợ thủ" đắc lực giúp bố mẹ nuôi con nhàn tênh.

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên các ông bố, bà mẹ  có thêm kiến thức nuôi con khỏe, lành mạnh, khoa học.

Để được tư vấn về cách chăm sóc trẻ biếng ăn, có sức đề kháng kém, bố mẹ có thể liên hệ hotline 18001006 (miễn cước).

Bố mẹ có thể tham khảo điểm bán tại đây:

http://nutribaby.vn/diem-ban.

Fanpage:

https://www.facebook.com/nutribaby.vn/

https://www.facebook.com/nutribabyplus/

Thu Loan

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/6-nguyen-tac-chuan-cho-tre-an-dam-dung-cach-a258684.html