+Aa-
    Zalo

    Nguyên nhân nào gây ra vụ sập cầu treo ở Lai Châu?

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) – Liên quan đến vụ sập cầu treo ở Lai Châu, có rất nhiều ý kiến từ phía các chuyên gia phân tích về nguyên nhân dẫn đến sự cố đáng tiếc trên.

    (ĐSPL) –  Liên quan đến vụ sập cầu treo ở Lai Châu, có rất nhiều ý kiến từ phía các chuyên gia phân tích về nguyên nhân dẫn đến sự cố đáng tiếc trên.

    Sáng 24/2, khi đoàn đi đưa tang anh Chang A Súa Phó Chủ tịch HĐND xã Sơn Bình (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) đi qua cầu treo ở bản Chu Va 6 thì xảy ra sự cố đứt cáp khiến hàng chục người rơi xuống suối bị thương nặng và tử vong.

    Xem clip sập cầu treo kinh hoàng ở Lai Châu.

    Vào chiều ngày 25/2, Công an tỉnh Lai Châu đã tổ chức khám nghiệm hiện trường, sau đó phong tỏa hiện trường phục vụ cho công tác điều tra.

    Sáng 26/2, tổ điều tra độc lập của Bộ GTVT do ông Hoàng Hà, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, làm tổ trưởng cùng các thành viên là những chuyên gia đầu ngành giao thông cũng đã có mặt để kiểm tra, đánh giá nguyên nhân dẫn đến sập cầu.

    Những nguyên nhân có thể dẫn đến sập cầu treo ở Lai Châu
    Hiện trường vụ sập cầu treo bản Chu Va 6.

    Xung quanh vụ việc, có rất nhiều ý kiến từ phía các chuyên gia phân tích về nguyên nhân dẫn đến sự cố đáng tiếc nói trên.

    Sập cầu treo do dao động cộng hưởng

    Dưới góc độ an toàn giao thông, ông Nguyễn Văn Thuấn - Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông cho rằng, không có cầu treo dân sinh nào có thể chịu được trọng lực khi đám đông hàng chục người cùng lúc đi qua vì sẽ tạo dao động cộng hưởng. Trong khi đó, tại đây lại không có hướng dẫn kỹ về sử dụng và vận hành cầu treo, khiến số người qua cầu quá đông, quá khả năng chịu tải của cầu. 

    "Hiện cả nước có rất nhiều cầu treo, có cầu còn yếu hơn cầu này vì thế đề nghị tỉnh Lai Châu và Bộ GTVT cho tổng kiểm tra cầu các cầu treo dân sinh đồng thời ngoài hướng dẫn tải trọng phải có hướng dẫn sử dụng ngắn gọn dễ hiểu và tuyên truyền để người dân hiểu và tuân thủ khi qua cầu".

    Trong khi đó theo ông Đoàn Đức Long - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Lai Châu, cây cầu này do huyện Tam Đường làm chủ đầu tư, thẩm định thiết kế cũng do các cơ quan chuyên môn của huyện đảm nhiệm. Với cầu treo thì nguyên tắc không được diễu hành đông người qua cầu nhất là khi số người quá đông, quá tải trọng cho phép của cầu. 

    Do chất lượng công trình kém

    Trả lời PV báo Người Lao Động, GS-TS Nguyễn Đình Cống, chuyên gia hàng đầu về kết cấu xây dựng ở Việt Nam cho rằng, nguyên nhân dẫn đến sập cầu treo là do chất lượng công trình kém chứ không phải vượt quá tải trọng cho phép.

    “Tôi khẳng định ở đây không có nguyên nhân đứt ốc neo do hiện tượng cộng hưởng lực. Muốn có cộng hưởng lực, đoàn người phải đi đều bước cùng một lúc với số lượng rất đông nhưng đoàn người đi đưa tang chỉ có 40-50 người và họ bước đi lộn xộn. Như vậy chắc chắn ốc neo này có vấn đề, cần phải được giám định về kết cấu của ốc neo” – TS Nguyễn Đình Cống nói.

    Trên một trang Facebook cá nhân được cho là của TS Nguyễn Đình Cống cũng có một bài phân tích rất đáng chú ye về vụ việc đứt cáp cầu treo như sau:

    “Cầu treo dài 54m bị sập khi có đám tang đi qua (nguyên nhân trực tiếp, rõ ràng là đứt dây cáp. Cái gì gây ra đứt dây, người ta tạm cho là sự quá tải... vì tải trọng thiết kế của cầu chỉ là 1,5 tấn).

    Tôi không thể nào tin được. Hỏi 1,5 tấn là tải trọng toàn bộ hay trên mỗi mét dài. Nếu là tải toàn bộ thì trên mỗi mét chỉ là 1,5/54 = 0,028 T/m = 28 kG/m (đây là tải trọng cho gián hoặc cùng lắm là chuột đi qua cầu). Cần hiểu tải trọng thiết kế 1,5 tấn trên mỗi mét dài, vậy tổng tải trọng sẽ là 1,5x54=81 tấn. Tải trọng của đám tang còn xa mới đạt con số ấy. Ngay cả khi tải trọng vượt tải thiết kế thì dây vẫn chưa thể đứt (nếu được thiết kế và thi công với chất lượng bảo đảm) vì hệ số an toàn của dây cáp được quy định rất cao (từ 4 trở lên)”.

    Nghi vấn tập trung vào con ốc neo

    Nghi vấn nguyên nhân gây sập cầu treo ở bản Chu Va 6 (xã Sơn Bình, huyện Tam Đường) làm hàng chục người thương vong khi đi đưa tang anh Chang A Súa, Phó Chủ tịch HĐND xã Sơn Bình đang tập trung ở con ốc neo bị đứt gãy.

    Ngày ôm nay (27/2), ông Lê Trọng Quảng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho biết, đã giao Sở Xây dựng làm công văn đề nghị Bộ Xây dựng cho phép đi giám định vật liệu làm ốc neo cầu Chu Va 6 bị đứt gãy.

    Ông Trần Xuân Sanh - Cục trưởng Cục QLXD&CL CTGT cho rằng, kiểm tra thực tế cho thấy cáp cầu treo là loại chịu được trọng tải tới 79 tấn, tự trọng của cầu cũng có tải trọng lớn nhưng kết cấu neo lại không đồng bộ với cáp. 

    Theo ông Sanh, kết cấu neo này đáng ra phải sử dụng bu lông cường độ cao mới đảm bảo chất lượng. Nên ở đây, tai nạn đã xảy ra do đứt ốc neo - chính là vị trí chịu tải yếu nhất.

    Minh Anh (Tổng hợp)

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguyen-nhan-nao-gay-ra-vu-sap-cau-treo-o-lai-chau-a23496.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan