+Aa-
    Zalo

    Nhầm 26 nhà lập pháp Mỹ thành tội phạm, công nghệ nhận diện khuôn mặt bị cấm sử dụng

    • DSPL
    ĐS&PL Chương trình nhận diện khuôn mặt được triển khai tại California đã nhận nhầm tới 26 nhà lập pháp của bang này là… tội phạm.

    Chương trình nhận diện khuôn mặt được triển khai tại California đã nhận nhầm tới 26 nhà lập pháp của bang này là… tội phạm.

    26 nhà lập pháp Mỹ bị nhầm thành tội phạm vì công nghệ nhận diện khuôn mặt. Ảnh: ACLU

    Hãng tin CNN dẫn tuyên bố của tổ chức American Civil Liberties Union of California (Liên minh tự do dân sự Mỹ California - ACLU) hôm 14/8 cho biết, khi đưa bức ảnh khuôn mặt toàn bộ nhà lập pháp bang California đi qua hệ thống quét của phần mềm nhận diện khuôn mặt Rekognition, có đến 26 nhà lập pháp bị gắn nhãn tội phạm khi so với cơ sở dữ liệu 25.000 đối tượng của cảnh sát.

    ACLU đã thông qua dự luật cấm tích hợp công nghệ này vào camera an ninh của cảnh sát . Phil Ting - một nhà lập pháp trực thuộc ACLU và cũng là người bị công nghệ này nhận nhầm là tội phạm cho biết:

    “Kết quả thử nghiệm này đã củng cố mối lo ngại trong thực tế về việc công nghệ nhận diện khuôn mặt chưa sẵn sàng để đưa vào sử dụng chính thức. Trước mắt, hãy sử dụng các camera an ninh truyền thống mà giới luật pháp đã thông qua”.

    Ông Ting và ACLU cùng đề xuất dự luật AB 1215 – còn có tên gọi Đạo luật trách nhiệm máy quét. “Dự luật cấm các đơn vị cảnh sát sử dụng bất kỳ hệ thống nhận diện khuôn mặt và giám sát sinh trắc học nào”.

    “Tôi có thể thấy trước cảnh người dân California vô tội trở thành nạn nhân vì bị nhận diện nhầm. Chúng tôi không cho phép điều này xảy ra”, ông Ting nói.

    Trong một vài năm trở lại đây, hệ thống nhận diện khuôn mặt trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi tại sân bay, trường học và lễ hội ca nhạc tại Mỹ. Cơ chế hoạt động của công nghệ này là xác định khuôn mặt người có trong video hoặc ảnh chụp, từ đó so sánh các đặc điểm nhận dạng với cơ sở dữ liệu sẵn có trong hệ thống.

    Trong một về phiên điều trần của ủy ban an toàn công cộng trước Thượng viện hồi tháng 6, Hiệp hội Cảnh sát Riverside cho rằng công nghệ nhận diện khuôn mặt giúp cung cấp dữ liệu tại những đám đông lớn như lễ hội âm nhạc với sự bảo mật tốt nhất.

    "Nếu như ban hành lệnh cấm công nghệ nhận diện khuôn mặt, bang California dường như muốn thông báo cho toàn thế giới rằng họ không muốn nhân viên hành pháp có công cụ cần thiết để bảo vệ người dân".

    Trong một bức thư viết cho nhà lập pháp Ting vào tháng 6, John Mirisch - Thị trưởng Beverly Hills – cũng bày tỏ sự phản đối trước luật cấm. Ông lấy lý do công nghệ nhận diện khuôn mặt “cho phép các cơ quan thực thi pháp luật so sánh hình ảnh của hàng trăm nghìn cá nhân, từ đó tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho đơn vị”.

    Tuy nhiên, Matt Cagle, luật sư phụ trách mảng công nghệ và tự do công dân của ACLU ở Bắc California lập luận, “việc tích hợp cảm biến nhận diện khuôn mặt vào máy ảnh chuyên dụng gắn trên người cảnh sát sẽ là một thảm họa đối với cộng đồng và quyền tự do công dân của họ, bất kể nó chính xác tới cỡ nào.

    Bởi ngay cả nếu nó chính xác thì tính năng nhận diện khuôn mặt vẫn là một hành vi xâm phạm quyền công dân của người California”.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nham-26-nha-lap-phap-my-thanh-toi-pham-cong-nghe-nhan-dien-khuon-mat-bi-cam-su-dung-a288875.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan