+Aa-
    Zalo

    Thiếu thốn trang thiết bị bảo hộ, các bác sĩ tại Indonesia phải mặc áo mưa, dùng chung kính

    • DSPL
    ĐS&PL Các bác sĩ tại Indonesia đang phải chiến đấu với dịch bệnh Covid-19 trong tình trạng thiếu thốn trầm trọng trang thiết bị bảo hộ.

    Các bác sĩ tại Indonesia đang phải chiến đấu với dịch bệnh Covid-19 trong tình trạng thiếu thốn trầm trọng trang thiết bị bảo hộ.

    Bác sĩ Muhammad Farras Hadyan mặc áo mưa, cầm tờ giấy có dòng chữ "Tôi đi làm vì các bạn, các bạn hãy ở nhà vì chúng tôi" tại bệnh viện ở Jakarta, Indonesia hôm 19/3. Ảnh: AP

    Tại Indonesia, bình quân 4 bác sĩ trên 10.000 người, theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thấp hơn nhiều so với con số 40 ở Italy và 24 ở Hàn Quốc.

    Hiệp hội Bác sĩ Indonesia cảnh báo rằng khủng hoảng Covid-19 tồi tệ hơn nhiều so với những gì được báo cáo và phản ứng của chính phủ "rất rời rạc". 

    20 bác sĩ đã tử vong kể từ khi đại dịch bùng phát ở quốc gia này và các nhà phê bình cảnh báo rằng con số thực tế về số ca nhiễm cũng như thiệt mạng do dịch bệnh có thể cao hơn.

    Theo số liệu chính thức mới nhất, Indonesia xác nhận có khoảng 5.136 ca nhiễm Covid-19, nhưng mới chỉ 36.000 người được xét nghiệm tại đảo quốc có hơn 260 triệu dân, quốc gia đông dân thứ tư thế giới. 

    Muhammad Farras Hadyan, bác sĩ ở Jakarta, cho hay vật tư y tế đang ngày càng cạn kiệt ở bệnh viện của anh, đến mức một số đồng nghiệp phải nhờ gia đình hỗ trợ tiền để mua vài trang phục bảo hộ chuyên dụng.

    Handoko Gunawan, một chuyên gia về phổi 79 tuổi, đã ở trên tuyến đầu cho đến khi ông buộc phải tự cách ly vì nghi ngờ mình nhiễm Covid-19. 

    "Tôi vô cùng run rẩy và người y tá cũng thế", Gunawan, người đã có kết quả âm tính, nói về việc điều trị cho các bệnh nhân. "Những y bác sĩ trẻ có chồng con ở nhà, nhưng họ vẫn đương đầu với thử thách này. Bác sĩ rất ít và nếu họ qua đời, chúng tôi sẽ có rất ít người để điều trị bệnh nhân".

    Bác sĩ nhi khoa Agnes Tri Harjaningrum đang làm việc nơi tuyến đầu chống dịch của Indonesia, công việc của cô là xác định sẽ chọn bệnh nhân nhiễm Covid-19 nào để chữa. 

    Cô Harjaningrum mô tả bệnh viện, nơi cô đang làm việc thuộc loại D - cấp thấp nhất trong hệ thống bệnh viện ở Indonesia.

    "Đa số bệnh nhân ở đây đều được chuyển tới từ các trung tâm y tế công cộng. Một số người đã không thể lên được bệnh viện tuyến cao cấp hơn do quá tải', cô Harjaningrum nói. 

    Ở đây, cơ sở vật chất quá thiếu thốn. Số phòng cách ly không đủ cũng như cả phòng chăm sóc đặc biệt cho cả người lớn lẫn trẻ em.

    "Nếu tiếp xúc với bệnh nhân mà không mặc bất cứ đồ bảo hộ nào thì chả khác gì tự sát cả", cô Harjaningrum nói. Tuy nhiên, như thế này vẫn còn khá hơn một số người bạn đồng nghiệp khác của cô. Những người làm việc ở các cơ sở nhỏ hơn hay bệnh viện địa phương đã phải dùng áo mưa hoặc lộn ngược đồ bảo hộ lại để tiếp xúc với bệnh nhân.

    Số ca mai táng ở thành phố Ban Dung, tỉnh Tây Java, giáp với Jakarta, đã tăng gấp đôi lên khoảng 400 trường hợp trong một tháng kể từ khi Covid-19 bùng phát, thống đốc Ridwan Kamil cho biết hôm 17/4. 

    "Đó là hiện tượng tương tự như ở Jakarta", ông Kamil nói. "Chúng tôi không thể xác nhận tất cả những người qua đời này đều mắc Covid-19, nhưng số người chết cao hơn bình thường".  

    Số lượng ca nhiễm gia tăng đã khiến các bác sĩ như Raditya Nugraha và đồng nghiệp tại một bệnh viện ở Tây Java phải vật lộn để ứng phó và chia sẻ thiết bị với nhau. 

    Mộc Miên(Theo Bangkok Post)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thieu-thon-trang-thiet-bi-bao-ho-cac-bac-si-tai-indonesia-phai-mac-ao-mua-dung-chung-kinh-a320128.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan