+Aa-
    Zalo

    Chân dung tân nữ Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ

    • DSPL
    ĐS&PL Bà Barrett được đánh giá là “sự kết hợp hoàn hảo” để trở thành thẩm phán Tòa án Tối cao với những quan điểm sắc bén.

    Bà Barrett được đánh giá là “sự kết hợp hoàn hảo” để trở thành thẩm phán Tòa án Tối cao với những quan điểm sắc bén.

    Bà Amy Coney Barrett. Ảnh: Getty

    Thượng viện Mỹ tối 26/10 giờ Mỹ đã phê chuẩn bà Amy Coney Barrett trở thành thẩm phán của Tối cao Pháp viện Mỹ, giúp phe bảo thủ củng cố thế đa số 6/3 tại cơ quan này.

    Sinh ra và lớn lên ở New Orleans, bà Barrett  (sinh năm 1972) là con cả của một luật sư làm việc cho Công ty Shell Oil. Năm 1994, bà lấy bằng đại học về văn học Anh tại Trường Cao đẳng Rhodes ở Memphis, Tennessee.

    Bà và chồng là Jesse Barrett - một cựu công tố viên liên bang, đều tốt nghiệp trường Đại học luật danh tiếng Notre Dame ở bang Indiana. Sau đó, bà được mời ở lại giảng dạy tại trường với vai trò là một giáo sư trong 15 năm, kể từ năm 30 tuổi. 

    Là một người theo Công giáo, cá nhân bà Barrett phản đối mạnh mẽ tình trạng nạo phá thai, một trong những vấn đề chủ chốt gây tranh cãi trong văn hóa Mỹ. Bà quan niệm "cuộc sống bắt đầu từ lúc thụ thai".

    Tại Tòa phúc thẩm liên bang ở Chicago, bà Barrett đã thông qua các quan điểm ủng hộ quyền sử dụng súng, phản đối người di cư, cũng như phản đối "Obamacare".

    Năm 2017, bà Barrett được Tổng thống Trump bổ nhiệm một vị trí trong Tòa phúc thẩm khu vực liên bang số 7.

    Năm 2018, bà Barrett cũng từng nằm trong danh sách ứng viên tiềm năng mà Tổng thống Trump đề cử thay thế Thẩm phán Anthony Kennedy nghỉ hưu. Mặc dù vị trí này sau đó đã được dành cho Thẩm phán Brett Kavanaugh.

    Gần 3 năm trôi qua kể từ khi lần đầu tiên được lọt vào danh sách ứng viên Thẩm phán Tòa án Tối cao, bà Barrett đang dần thuyết phục cộng đồng với quan điểm gọi là “thuyết nguyên bản”. Trong đó, các thẩm phán cố gắng giải mã ý nghĩa nguyên bản của các văn bản như Hiến pháp để đánh giá xem quyền của ai đó có bị vi phạm hay không. Nhiều người theo chủ nghĩa tự do đã phản đối cách tiếp cận nghiêm khắc này, cho rằng nó quá cứng nhắc và không cho phép Hiến pháp thay đổi theo từng giai đoạn phát triển.

    Mặc dù vậy, cá tính và quan điểm mạnh mẽ của bà Barrett đã được thể hiện trong nhiều vụ án và các cuộc tranh luận, như cuộc tranh luận năm 2019 trong một vụ án về quyền sử dụng súng, hay tranh luận về vụ kiện mang tính bước ngoặt năm 1973 khẳng định quyền phá thai của phụ nữ.

    Giới bảo thủ cũng đánh giá, bà Barrett hội đủ sự mạnh mẽ, cứng rắn và sắc sảo để trở thành một nữ Thẩm phán Tòa án Tối cao.

    Người phụ nữ 48 tuổi này là thẩm phán thứ ba được bổ nhiệm bởi Tổng thống Trump, sau ông Neil Gorsuch vào năm 2017 và ông Brett Kavanaugh vào năm 2018.

    Việc phê chuẩn thẩm phán Barrett vào Tòa án tối cao thay cho nữ thẩm phán quá cố Ruth Bader Ginsburg ở thời điểm chỉ còn hơn một tuần nữa là đến ngày bầu cử tổng thống Mỹ cũng là tiến trình phê chuẩn nhanh nhất từ trước đến nay ở Mỹ: chưa tới 40 ngày.

    Phe Dân chủ đã nhiều lần bày tỏ quan điểm không đồng ý với việc đảng Cộng hòa đẩy nhanh tốc độ cũng như thời điểm phê chuẩn bà Barrett. Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer đã đệ trình nhiều kiến nghị nhằm trì hoãn tiến trình này. Phe Dân chủ cũng tẩy chay cuộc bỏ phiếu của Ủy ban Tư pháp Thượng viện hôm thứ năm tuần trước.

    Bà Barrett dự kiến tuyên thệ nhậm chức thẩm phán Tối cao Pháp viện tại Nhà Trắng trong tối 26/10 giờ Mỹ.

    Mộc Miên(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chan-dung-tan-nu-tham-phan-toa-an-toi-cao-my-a344041.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan