+Aa-
    Zalo

    Lễ nhậm chức tổng thống sẽ diễn ra vào ngày bao nhiêu?

    • DSPL
    ĐS&PL Hiến pháp Mỹ quy định, Tổng thống mới đắc cử sẽ nhậm chức vào trưa ngày 20/1 của năm sau đó, cũng là thời điểm chấm dứt nhiệm kỳ của Tổng thống cũ.

    Hiến pháp Mỹ quy định, Tổng thống mới đắc cử sẽ nhậm chức vào trưa ngày 20/1 của năm sau đó, cũng là thời điểm chấm dứt nhiệm kỳ của Tổng thống cũ.

    Địa điểm truyền thống tổ chức Lễ tuyên thệ nhậm chức của các đời Tổng thống Mỹ.

    Ngày 20/1/2021, ông Joe Biden sẽ trở thành tổng thống thứ 46 của nước Mỹ. Tuy nhiên, ông chỉ là tổng thống thứ 15 tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1. 

    Trước đó, các tổng thống đắc cử Mỹ đều tuyên thệ nhậm chức vào ngày 4/3. Nguyên nhân là do các nhà lập pháp khi đó thấy rằng cần có một khoảng thời gian giữa cuộc bầu cử và lễ nhậm chức để quan chức địa phương kiểm kết quả bầu cử và tổng thống có thời gian chọn ứng viên nội các, đồng thời di chuyển đến thủ đô để làm việc.

    Tuy nhiên, chính sự ra đời của công nghệ hiện đại đã rút ngắn thời gian thực hiện những công việc này. Kết quả bầu cử được kiểm nhanh hơn nhiều và các quan chức dân cử có thể đến Washington DC trong một vài ngày thay vì vài tuần hoặc vài tháng.

    Vì vậy, 4 tháng chờ đợi này trở nên không cần thiết và còn gây ảnh hưởng tiêu cực. Khi Tổng thống Franklin D. Roosevelt đắc cử vào năm 1933, việc trì hoãn lễ nhậm chức khiến ông không thể ngay lập tức giải quyết các thách thức kinh tế mà quốc gia phải đối mặt trong Đại suy thoái.

    Do đó, các nhà lập pháp đã đưa ra tu chính án hiến pháp thứ 20, quy định ngày lễ nhậm chức chính thức là 20/1. Kể từ nhiệm kỳ hai của ông Roosevelt, ngày nhậm chức của các tổng thống kế nhiệm đều được tổ chức vào tháng 1.

    Tại lễ nhậm chức, tổng thống đắc cử sẽ đọc lời tuyên thệ nhậm chức bao gồm thông điệp chỉ vỏn vẹn 35 chữ. Nội dung thông điệp này tạm dịch là: “Tôi trịnh trọng tuyên thệ rằng tôi sẽ đảm đương vị trí tổng thống Mỹ một cách trung thành và sẽ làm hết khả năng để giữ gìn, duy trì và bảo vệ Hiến pháp Mỹ”.

    Lời tuyên thệ nhậm chức này được ghi rõ trong Hiến pháp Mỹ. Điều II, mục I của Hiến pháp Mỹ nêu rõ: “Trước khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ phải đọc lời tuyên thệ này”.

    Tất cả các Tổng thống Mỹ sẽ có bài phát biểu sau khi tuyên thệ nhậm chức và mục đích của bài phát biểu này là phải đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân đang chia rẽ vì những ý kiến trái chiều trong cuộc bầu cử 2 tháng trước.

    Bài phát biểu này không chỉ vạch ra đường hướng chính sách điều hành của tân Tổng thống trong vòng 4 năm tới mà cũng cần ghi nhận công lao của Tổng thống tiền nhiệm.

    Các lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ luôn thu hút được đông đảo người xem. Lễ nhậm chức gần đây nhất của cựuTổng thống Barack Obama (ngày 21/1/2013) đã có tới hơn 2 triệu người theo dõi.

    Trong ngày tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Mỹ không chỉ có phần “lễ” vô cùn trang nghiêm, long trọng mà còn có phần “hội” bao gồm tiệc chiêu đãi, bắn pháo hoa, tiệc khiêu vũ. Những vũ hội mừng Lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ ngày nay khá xa hoa khi tiêu tốn hàng chục triệu USD.

    Mộc Miên(Theo Britannica.com)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/le-nham-chuc-tong-thong-se-dien-ra-vao-ngay-bao-nhieu-a345220.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan