"Nguyên tắc vàng" giúp con có chiều cao lý tưởng dù cha mẹ thấp bé


Thứ 2, 26/02/2018 | 06:51


Chiều cao của trẻ phát triển phụ thuộc vào hơn 20% do di truyền, còn lại tới gần 80% do các yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, thể dục thể thao..

Chiều cao của trẻ phát triển phụ thuộc vào chỉ hơn 20% do di truyền, còn lại tới gần 80% do các yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, thể dục thể thao...

Để phát triển chiều cao của trẻ tối đa nhất, cần xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và từ đó có những tác động phù hợp, điều chỉnh hợp lý giúp trẻ đạt được tầm vóc lý tưởng.
Cha mẹ cần biết “giai đoạn phát triển vàng” của trẻ:

Quá trình phát triển xương được bắt đầu ngay từ giai đoạn bào thai và tiếp tục đến hết tuổi 25 với nam và 23 tuổi với nữ, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đồng đều mà chia thành từng giai đoạn.

Thông thường, một trẻ sinh đủ tháng phát triển tốt thì khi chào đời sẽ có chiều cao là 50cm. Trung bình trong năm đầu tiên bé tăng khoảng 25cm, bé trai có thể cao hơn bé gái 2cm.

Từ trên 1 tuổi trẻ tăng chậm hơn, chỉ 6 -7cm một năm, tương đương 0,5cm/tháng.

Tuổi dậy thì (bé gái 10-16 tuổi, bé trai 12-18 tuổi) được coi là “giai đoạn vàng” bởi trẻ có thể sẽ có 1- 2 năm chiều cao tăng vọt từ 8 – 10cm nếu được nuôi dưỡng tốt. Sau thời kì này, chiều cao chỉ tăng trung bình 2 cm mỗi năm.

Do đó, cha mẹ cần nắm vững và có sự đầu tư phù hợp với từng giai đoạn phát triển, chú trọng vào giai đoạn tiền dậy thì để thúc đẩy tăng chiều cao cho trẻ.

Theo bác sĩ Doãn Thị Tường Vi - Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, để con phát triển chiều cao một cách tối đa, đặc biệt là trong 3 giai đoạn “vàng” như trên, cha mẹ cần áp dụng cho con một chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt điều độ.

Cụ thể:

1. Ngủ trước 10 giờ đêm

Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, trẻ chỉ đạt được giấc ngủ sâu nhất nếu đi ngủ trước 10 giờ đêm. Một giấc ngủ sâu (từ 22 giờ - 2 giờ) sẽ giúp cơ thể trẻ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng về chiều cao nhiều hơn so với một giấc ngủ nông. Vì vậy, mẹ cần rèn cho trẻ thói quen ngủ sớm ngay từ nhỏ, đặc biệt khi trẻ bước vào giai đoạn từ 3 - 6 tuổi, đây là giai đoạn trẻ phát triển chiều cao tối ưu nhất và quyết định đến chiều cao khi trẻ trưởng thành.

2. Ngủ đủ giấc

Ngoài việc ngủ sớm, trẻ cũng cần được ngủ đủ giấc để phát triển chiều cao. Ngủ đúng giờ và đủ giấc sẽ đóng góp khoảng 5cm chiều cao cho cơ thể trẻ, đây còn được gọi là cách kích thích hoocmon tăng trưởng chiều cao một cách tự nhiên và tốt nhất.

Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh cần phải được ngủ 20 tiếng/ngày, từ 1 tuổi trở lên ngủ khoảng 14 tiếng/ngày, 3 tuổi trở lên ngủ 12 tiếng/ngày, 10 tuổi trở lên ngủ khoảng 8 tiếng/ngày. Ngủ đủ theo tiêu chuẩn trên, trẻ sẽ đạt được chiều cao lý tưởng trong tương lai.

3. Không ăn trước khi đi ngủ

Thói quen của nhiều bà mẹ là cho con uống sữa trước khi đi ngủ với mục đích giúp con no bụng và ngủ ngon, ngủ sâu hơn. Tuy nhiên, đây lại là việc làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển chiều cao của trẻ. Thực tế, trước khi trẻ đi ngủ, nếu nạp năng lượng vào sẽ khiến trẻ không tiêu hóa được, dạ dày hoạt động làm trẻ ngủ không sâu, không ngon giấc. Nếu không ngủ sâu và ngon giấc, hoocmon tăng trưởng sẽ bị hạn chế tiết ra và kém phát triển chiều cao.

4. Không uống sữa đêm

Nhiều mẹ quan niệm rằng, giữa đêm phải cho con uống sữa để nạp đủ năng lượng cho con. Tuy nhiên, quan niệm này vô tình ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ và chiều cao của con. Tương tự như ăn trước khi ngủ, nửa đêm phải bú sữa, dạ dày trẻ sẽ hoạt động, trẻ có thể bị đầy bụng, đau bụng, khó tiêu, bứt rứt, khó ngủ và ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của trẻ.

Tốt nhất, mẹ nên rèn cho trẻ thói quen ngủ thẳng giấc từ 3 tháng tuổi. Điều này sẽ giúp con có được giấc ngủ lâu, ngủ sâu và ngon hơn, hỗ trợ việc phát triển chiều cao và não bộ của trẻ.

5. Thời gian vào giấc ngủ ngắn

Nếu mẹ ru mãi trẻ vẫn chưa chịu ngủ, điều này sẽ ảnh hưởng tới việc phát triển chiều cao của trẻ. Còn những đứa trẻ dễ đi vào giấc ngủ thì cơ thể sẽ cao lớn tự nhiên. Vì khi đó, trẻ sẽ có giấc ngủ sâu thực sự.

6. Không ngậm vú mẹ khi ngủ

Rất nhiều bác sĩ khuyến cáo, mẹ không nên cho trẻ ngậm vú khi đi ngủ. Bởi điều này có thể khiến trẻ vô tình nuốt sữa, không khí, cản trở tới việc thở của trẻ. Đồng thời, dạ dày trẻ cũng phải hoạt động khiến trẻ ngủ không ngon, không sâu giấc ảnh hưởng tới việc phát triển chiều cao.

7. Không để trẻ sợ khi đi ngủ

Trêu chọc trẻ trước giờ đi ngủ chỉ khiến trẻ mang theo nỗi sợ và không thể nào ngủ ngon, ngủ sâu được. Bởi khi này, hệ thần kinh của trẻ bị kích thích mạnh khiến bé hay giật mình, gặp ác mộng và ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của trẻ.

8. Rèn thói quen ngủ một mình

Mặc dù ngủ chung sẽ giúp con có cảm giác an toàn nhưng về lâu về dài ảnh hưởng tới sức khỏe của con. Do khi ngủ chung, trẻ khó có thể hít thở được không khí trong lành, thậm chí thiếu oxy, ngủ không sâu giấc, ngon giấc. Từ đó dẫn tới chiều cao của con bị hạn chế phát triển. Theo đó, ngay khi trẻ còn nhỏ, mẹ hãy rèn cho trẻ thói quen ngủ một mình vừa giúp phát triển chiều cao vừa giúp con có thể tự lập.

9. Tư thế ngủ đúng

Tư thế ngủ tốt nhất cho sự phát triển chiều cao của trẻ là ngủ thẳng từ đỉnh đầu tới chân. Trên đầu chỉ sử dụng tấm khăn mỏng để lót, không dùng gối cao. Việc dùng gối cao sẽ khiến cổ và xương cột sống cong, lâu dẫn dẫn tới gù lưng ở cổ hoặc vai. Thói quen này sẽ khiến trẻ bị giảm từ 1 - 4 phân chiều cao trong tương lai.

10. Chế độ dinh dưỡng

Đối với chế độ dinh dưỡng, cha mẹ nên lưu ý cho con ăn đầy đủ, cân bằng các nhóm chất, bổ sung những thực phẩm giàu canxi, vitamin D và MK7. Canxi là chất hình thành và cấu tạo nên xương, có nhiều trong trứng, hải sản như tôm, cua, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa… Vitamin D có vai trò tăng cường sự hấp thu canxi từ ruột vào máu. Để bổ sung vitamin D, cha mẹ nên cho con tắm nắng hàng ngày, từ 6-8h vào mùa hè và 7-9h vào các mùa khác trong năm.

Mỹ An (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguyen-tac-vang-giup-con-co-chieu-cao-ly-tuong-du-cha-me-thap-be-a220621.html