+Aa-
    Zalo

    Sau ca tử vong đầu tiên trong năm: Số ca mắc sởi trong tuần tăng vọt

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau ca sởi tử vong đầu tiên năm 2018, từ đầu năm đến nay, Hà Nọi đã ghi nhận 38 trường hợp mắc sởi.

    Sau ca sởi tử vong đầu tiên năm 2018,  từ đầu năm đến nay, Hà Nọi đã ghi nhận 38 trường hợp mắc sởi.

    Theo tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, từ đầu năm 2018 đến nay, Khoa Truyền nhiễm của bệnh viện đã tiếp nhận, điều trị nội trú cho gần 90 ca mắc sởi, thủy đậu. Trong đó, 1 ca tử vong do sởi là bé trai N.K. (sinh năm 2014, ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên). Đây cũng là trường hợp đầu tiên tử vong vì bệnh sởi trong năm 2018 mà Bệnh viện Nhi trung ương ghi nhận.

    Bác sĩ Đỗ Thị Thúy Nga (Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Nhi trung ương) cảnh báo, người dân vẫn cho rằng bệnh ho gà, thủy đậu, cúm hay sởi là các căn bệnh thông thường, lành tính nên chủ quan. Tuy nhiên, thực tế cho thấy biến chứng viêm não, biến chứng vào nội tạng là điều có thể xảy ra. Không chỉ những bệnh nhân có nền thể trạng không tốt, bất thường, mà những người có tiền sử hoàn toàn khỏe mạnh cũng có thể gặp biến chứng với diễn tiến bất ngờ. 

    photo1516959440279-1516959440279671893799

    Theo báo cáo tình hình dịch bệnh của sở Y tế TP.Hà Nội, tuần qua, trên địa bàn TP ghi nhận thêm 10 trường hợp mắc bệnh sởi, trong khi các tuần trước đó chỉ ghi nhận 3-6 ca/tuần.

    Như vậy, số ca mắc sởi trong tuần qua đã tăng vọt. Tích lũy từ đầu năm đến nay, TP.Hà Nội đã ghi nhận 38 trường hợp mắc sởi. Ngoài ra, trong tuần qua cũng ghi nhận thêm 3 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 14 trường hợp mắc tay chân miệng, nâng tổng số mắc từ đầu năm đến nay lên 59 trường hợp sốt xuất huyết, 31 trường hợp tay chân miệng.

    Sức khỏe - Hà Nội: Số ca mắc sởi trong tuần tăng vọt

    Số ca mắc bệnh sởi tăng mạnh trong tuần qua. Nguồn ảnh minh họa: Internet.

    PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc sở Y tế TP.Hà Nội cho rằng, thời tiết giao mùa xuân - hè là điều kiện thuận lợi phát sinh tác nhân gây bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là bệnh sởi. Để phòng, chống các dịch bệnh này, cần tăng cường sức đề kháng và chủ động tiêm đầy đủ vắc-xin phòng bệnh.

    Hiện, trung tâm Y tế dự phòng TP.Hà Nội phối hợp với trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã thường xuyên cử cán bộ y tế vào bệnh viện được phân cấp trên địa bàn để chủ động giám sát ca bệnh, kịp thời tham mưu về diễn biến tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống.

    Để chủ động phòng bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

    1. Chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.

    2. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.

    3. Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

                                                                                                                  Nam Anh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sau-ca-tu-vong-dau-tien-trong-nam-so-ca-mac-soi-trong-tuan-tang-vot-a223118.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.