+Aa-
    Zalo

    Bão số 9 ảnh hưởng mạnh nhất trong vòng 20 năm qua, đạt cường độ cực đại trong chiều tối nay

    ĐS&PL Khi đi qua Philippines, bão số 9 đã gây ra ngập lụt diện rộng, phá hủy toàn bộ các nhà cấp 4 có kết cấu kém. Dự kiến, bão sẽ gây gió mạnh, mưa lớn ngay trong chiều tối ng

    Khi đi qua Philippines, bão số 9 đã gây ra ngập lụt diện rộng, phá hủy toàn bộ các nhà cấp 4 có kết cấu kém. Dự kiến, bão sẽ gây gió mạnh, mưa lớn ngay trong chiều tối ngày hôm nay (27/10).

    Chiều 27/10, Bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã chủ trì buổi họp thông tin về tình hình cơn bão số 9 (bão Molave). Tham dự buổi họp còn có lãnh đạo Tổng cục Phòng chống Thiên tai, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia,...

    Báo cáo tại buổi họp, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy Văn Quốc Gia, cho biết bão số 9 có thể sẽ đổ bộ tập trung vào khu vực Quảng Ngãi – Bình Định, tăng cường độ trong vòng 6 - 12h tới.

    “Bão số 9 có khả năng đạt cường độ cực đại trong chiều và tối nay. Khi vào gần bờ, vùng biển này lạnh hơn, ma sát với đất liền thì bão sẽ suy yếu”, ông Lâm phân tích. Dự kiến, bão sẽ gây ra gió mạnh, mưa lớn từ chiều tối hôm nay cho đến khoảng 19h ngày 28/10.

    Đặc biệt, theo ông Lâm, thống kê nhanh cho thấy nếu cơn bão số 9 gây ra gió mạnh trong đất liền với cường độ từ cấp 12 trở lên thì đây sẽ là một trong những cơn bảo ảnh hưởng trực tiếp mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây.

    Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy Văn Quốc Gia.

    Ông Lâm cũng đưa ra một số cơn bão mạnh tương đương với bão số 9, trong đó có bão số 6 (Xangsane) năm 2006, bão số 5 (Lekima) năm 2007, và gần đây nhất là bão số 10 (Doksuri) và bão số 12 (Damrey) năm 2017.

    “Với cường độ có thể lên tới cấp 12 khi vào bờ, bão số 9 có sức phá hoại cực kỳ lớn, đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn và thực tế cây cối, nhà cấp 4 sẽ không thể chống chịu được”, ông Lâm nhấn mạnh.

    Cũng tại cuộc họp, ông Nguyễn Bá Thuỷ, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia với cấp gió 12 - 13, bão số 9 sẽ gây ra sóng cao trên 10m ở Biển Đông. Gió mạnh và sóng lớn có thể phá hủy, gây sạt lở các đê kè, các công trình ven biển và các đề cửa sông đang thi công trên toàn tuyến từ khu vực Hà Tĩnh đến Phú Yên.

    Các khu vực ven khu vực ven biển bị ảnh hưởng gồm tuyến hàng hải như Đà Nẵng - Hoàng Sa, Cửa Việt - Cồn Cỏ, Cửa Đại - Cù Lao Chàm, Sa Kỳ - Lý Sơn, Lý Sơn - Cù Lao Bờ; cảng Quy Nhơn, cảng Phan Thiết - Phú Quý. 

    Các khu vực có nguy cơ bị ngập trong bão số 9 trải dài khắp các tỉnh như Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế. 

    Trong đó, tại Quảng Nam, các lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn, Vũng An Hòa nước biển có thể sâu 1 đến 2km từ cửa biển, độ sâu ngập từ 0,5 đến 2m. Các khu vực trũng ven biển, bãi tắm như biển Cửa Đại có thể ngập 1 đến 2m, sâu trong đất liền 0,5km...

    Tại Đã Nẵng, các khu vực trũng ven biển, bãi tắm như Mỹ Khê, Sơn Tịnh, Sa Huỳnh, có thể ngập 1-2m, sâu trong đất liền 0,5-1km.

    Tại Quảng Ngãi, các lưu vực sông Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ, sông Ba Liên nước biển dân có thể sâu 2km từ cửa biển, ngập có thể từ 0,5 đến 2m.

    Hiếu Nguyễn

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bao-so-9-anh-huong-manh-nhat-trong-vong-20-nam-qua-dat-cuong-do-cuc-dai-trong-chieu-toi-nay-a344043.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan