+Aa-
    Zalo

    Nguyệt thực toàn phần - Trăng máu hải ly sẽ xuất hiện tại Việt Nam vào tối 27/11: Đứng ở đâu để xem rõ?

    (ĐS&PL) - Dự báo, nguyệt thực toàn phần hay "trăng máu hải ly" sẽ diễn ra vào 19h17 ngày 27/11 theo giờ Việt Nam.

    Báo Công thương dẫn thông tin từ Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), tối nay, người yêu thiên văn ở Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi để quan sát hiện tượng Trăng tròn hay còn gọi là Trăng máu, Trăng hải ly.

    Theo đó, Vào lúc 19h17 tối nay, Mặt Trăng sẽ nằm ở phía đối diện của Trái Đất so với Mặt Trời, một mặt của nó sẽ sáng hoàn toàn.

    Hiện tượng trăng tròn xảy ra khi hành tinh trái đất của chúng ta bị "kẹp" chính xác giữa Mặt trời và Mặt trăng. Sự liên kết độc đáo này đảm bảo toàn bộ bề mặt của Mặt trăng đối diện với chúng ta sẽ sáng lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời. Nhờ vào quỹ đạo của Mặt trăng quanh Trái đất, góc của ánh sáng mặt trời chiếu vào bề mặt Mặt trăng và bị phản xạ trở lại hành tinh của chúng ta sẽ thay đổi, tạo ra các pha Mặt Trăng khác nhau.

    Mặc dù Trăng tròn chỉ xảy ra vào thời điểm chính xác khi Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời tạo thành sự thẳng hàng hoàn hảo, nhưng trong mắt chúng ta, Mặt trăng có vẻ tròn trong khoảng ba ngày.

    Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt trăng đi vào hình chóp bóng của Trái đất, đối diện với Mặt trời. Điều này chỉ có thể xảy ra khi Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái đất ở giữa.

    Do vậy, nguyệt thực chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn. Kiểu và chiều dài của nguyệt thực phụ thuộc vào vị trí của Mặt trăng so với các điểm nút quỹ đạo của nó.

    nguyet thuc toan phan trang mau hai ly se xuat hien tai viet nam vao toi 27 11 dung o dau de xem ro dspl 91
    Nguyệt thực toàn phần - Trăng máu hải ly sẽ xuất hiện tại Việt Nam vào tối 27/11. Ảnh minh họa 

    Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi ánh sáng Mặt trời trực tiếp bị bóng của Trái đất che khuất hoàn toàn. Ánh sáng duy nhất nhìn thấy được là khúc xạ qua bóng tối của Trái đất. Ánh sáng này có màu đỏ vì cùng lý do hoàng hôn có màu đỏ, do sự tán xạ Rayleigh của các tia sáng màu có bước sóng ngắn hơn.

    Liên quan đến sự việc, báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam, nguồn gốc của cái tên này ngày nay thường được giải thích là vào thời điểm này trong năm loài hải ly đến mùa xây đập - mà thực tế là những cái tổ giữa dòng nước, được làm bằng lá, cành cây và đôi khi cả đất đá, giúp chúng tích trữ thức ăn trong mùa đông và tránh sự tấn công của các loài săn mồi như gấu và chó sói.

    Cũng có nguồn khác giải thích rằng Trăng tròn tháng 11 được gọi như vậy vì vào thời điểm này trong năm là lúc người bản địa châu Mỹ thường đặt bẫy hải ly.

    Điều kiện thời tiết được coi là yếu tố quyết định đến việc quan sát. Nhiều khu vực trên cả nước từng bỏ lỡ những lần quan sát Trăng máu do điều kiện mây mù, mưa dông. Tuy nhiên lần này, việc quan sát Trăng máu được nhận định khá thuận lợi trên cả nước.

    Không giống như nhật thực, nguyệt thực có thể quan sát hoàn toàn bằng mắt thường, thú vị hơn nếu có sự hỗ trợ của ống nhòm hoặc kính thiên văn.

    Cùng với việc quan sát thời tiết, người xem cũng nên chọn những địa điểm thoáng đãng, có tầm nhìn rộng về phía Đông, chọn nơi ít ánh sáng đèn và ô nhiễm không khí.

    Thủy Tiên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguyet-thuc-toan-phan-trang-mau-hai-ly-se-xuat-hien-tai-viet-nam-vao-toi-27-11-dung-o-dau-de-xem-ro-a601253.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan