+Aa-
    Zalo

    Nhà nước Hồi giáo kiếm tiền như thế nào?

    • DSPL
    ĐS&PL Nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng kiểm soát bao nhiêu dầu mỏ? Chúng đã làm gì giàu có khét tiếng?
    Nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng kiểm soát bao nhiêu dầu mỏ? Chúng đã làm gì giàu có khét tiếng?

    Nhà nước Hồi giáo kiếm tiền như thế nào?

    Nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Ảnh: Reuters

    Những phân tích của Luay al-Khatteeb, cố vấn cấp cao của Quốc hội Iraq, đồng thời là nhà sáng lập kiêm giám đốc Viện Năng lượng Iraq sẽ cung cấp những câu trả lời thấu đáo nhất cho những câu hỏi đáng chú ý nói trên.
    IS kiểm soát bao nhiêu dầu mỏ?
    IS chỉ nắm trong tay một ít khu mỏ ở bờ rìa phía bắc Iraq nhưng cũng đủ để nhóm phiến quân này trang trải cho các hoạt động của mình.
    Một tháng trước, thị trường dầu mỏ do IS kiểm soát ở Iraq ước tính trị giá khoảng 1 triệu USD/ngày. Hiện quy mô đã được mở rộng, thêm các mỏ dầu rơi vào tay lực lượng này và thông qua con đường buôn lậu, thị trường của IS được tin là đã tăng lên khoảng 2 triệu USD/ngày. Như vậy, thu nhập mỗi năm của IS khoảng 730 triệu USD, đủ để nhóm này duy trì hoạt động cả bên ngoài Iraq. Hiện IS đang đang bao vây thành phố Baiji và tìm cách chiếm giữ nhà máy dầu tại đây. Tuy nhiên, dù cho có chiếm được nhà máy này, IS rất khó có thể vận hành nó vì thiếu năng lực cũng như kỹ thuật. Thêm vào đó, IS vẫn chưa vươn được tới miền Nam Iraq, nơi có những mỏ dầu thực sự mang lại những khoản tiền khổng lồ. Chiếm những mỏ dầu này được cho là nhiệm vụ bất khả thi của IS.
    IS làm gì với số dầu mỏ chiếm được?
    IS buôn lậu dầu thô và các sản phẩm hóa dầu với giá thấp hơn trên thị trường. Đối với một số nhà máy lọc dầu nhỏ nhóm này có được ở Syria, sản phẩm được bán ở cả địa phương và chuyển về Iraq tiêu thụ. IS đang kiểm soát những con đường buôn lậu và những xe vận chuyển dầu thô tới Jordan qua tỉnh Anbar, tới Iran qua Kurdistan, tới Thổ Nhĩ Kỳ qua Mosul, tới Syria và Kurdistan.
    Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang làm ngơ trước hiện tượng sai trái này và có thể sẽ vẫn tiếp tục làm ngơ cho tới khi phương Tây gây sức ép đủ lớn để chấm dứt sự dung túng đó. Tuy nhiên, bằng con đường chui lủi trên thị trường chợ đen như vậy, IS không có cơ hội thiết lập một mạng lưới ống dẫn tinh vi.
    Mục đích cuối cùng của IS là gì?
    Hiện tại IS đang nỗ lực thiết lập một nhà nước riêng với thủ đô được biết đến như một “tam giác Sunni” (tây và bắc Iraq) và sản xuất dầu là một phần trong kế hoạch của chúng.
    IS muốn mở rộng lãnh thổ, thu phục thêm các tay súng thánh chiến, trong đó ưu tiên các tay súng cực đoan có hộ chiếu nước ngoài, mở rộng hoạt động và thậm chí mở các cuộc tấn công vào phương tây.
    IS tuyên bố thành lập Vương quốc Hồi giáo bằng cách biến Iraq và Syria thành một trung tâm thu hút các phần tử cực đoan. Chúng tham vọng kiểm soát Bán đảo Ả Rập làm trung tâm phát động chiến dịch tấn công toàn cầu. Nếu điều đó xảy ra, IS sẽ kiểm soát một khu vực nắm giữ 60\% trữ lượng năng lượng thế giới và sản xuất 40\% lượng xăng dầu toàn cầu.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nha-nuoc-hoi-giao-kiem-tien-nhu-the-nao-a46958.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tổng thống Mỹ  cho phép không kích ở Iraq

    Tổng thống Mỹ cho phép không kích ở Iraq

    (ĐSPL) - Tổng thống Mỹ ngày 7/8 tuyên bố cho phép không kích vào các mục tiêu của các tay súng Hồi giáo ở miền bắc Iraq, nếu những mục tiêu này đe dọa đến lợi ích của Mỹ.