+Aa-
    Zalo

    Nhà sử học Lê Văn Lan: Ga tàu điện ngầm ở vị trí nhạy cảm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo ông Lan, trước khi quyết định, các đơn vị chuyên môn đã tính toán một cách kỹ lưỡng, tham khảo rộng rãi ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu...

    Theo ông Lan, trước khi quyết định, các đơn vị chuyên môn đã tính toán một cách kỹ lưỡng, tham khảo rộng rãi ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp hợp lý.

    Ngày 9/3, Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm, số 2 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội bắt đầu trưng bày mô hình tổng mặt bằng ga ngầm C9, thuộc tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo để lấy ý kiến nhân dân.

    Trong thời gian trưng bày, Ban Quản lý Đường sắt Hà Nội bố trí bàn ghi nhận ý kiến tại chỗ đồng thời tiếp thu các đóng góp của cán bộ, nhân dân thủ đô cũng như các chuyên gia, nhà khoa học thông qua nhiều hình thức khác như email, khảo sát trực tuyến…

    Xem video:

    [presscloud]1639[/presscloud]

    Nhà sử học Lê Văn Lan cho rằng, đây là thời điểm cơ quan chức năng phải tập trung giải thích nhằm tạo được sự đồng thuận trong đông đảo nhân dân.

    “Sau khi được chủ đầu tư tham vấn, tôi cũng đã có những ý kiến phản biện, thậm chí là rất gay gắt. Rất mừng là ý kiến đã được ghi nhận để chỉnh sửa nên cá nhân tôi thấy rất yên tâm” – ông Lan cho biết.

    Được biết, Ga ngầm C9, tuyến ĐSĐT số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, được đề xuất đặt tại vị trí Km9 + 864,645, trong khu vực khuôn viên công viên bờ hồ Hoàn Kiếm. Thân ga chính được bố trí ngầm dưới phố Đinh Tiên Hoàng, phần dưới vườn hoa bờ hồ Hoàn Kiếm có kích thước dài 150m, rộng 21,4m, sâu 17,45m và có 3 tầng (tầng trung chuyển, tầng thiết bị và tầng ke ga).

    Khoảng cách ngắn nhất từ thân ga C9 tới Hồ Gươm là khoảng 10m; tới tượng đài tưởng niệm Cảm tử quân khoảng 81m; tới đền Bà Kiệu khoảng 83m; tới Tháp Bút khoảng 36m; tới vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ khoảng 120m.

    Theo quy hoạch, ga C9 có bốn cửa lên xuống, trong đó cửa số một được bố trí cùng cụm công trình phụ trợ trong khuôn viên Tổng công ty Điện lực Hà Nội. Ảnh: BQL Đường sắt đô thị Hà Nội

    Theo thiết kế ban đầu, ga ngầm C9 sẽ có 4 cửa lên xuống. Cửa số 1 và cụm công trình phụ trợ (tháp thông gió, làm mát, thang máy cho người khuyết tật…) được bố trí trong khuôn viên Tổng Công ty Điện Lực Hà Nội hiện nay.

    Cửa số 2 bố trí phía trước Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc. Cửa số 3 đặt bên cạnh thân ga trên vườn hoa bờ hồ Hoàn Kiếm. Cửa số 4 bố trí phía sau tượng đài Cảm tử, phố Hàng Dầu. Hai cổng lên xuống số 3, 4 sẽ được bố trí thang máy để phục vụ người dân; còn các cổng số 1, 2 sẽ sử dụng thang bộ.

    Trước đó, cuối năm 2017, phương án bố trí mặt bằng ga ngầm C9 đã được đưa ra lấy ý kiến tại buổi làm việc giữa Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và các nhà khoa học, sử học, kiến trúc sư.

    Tổng đầu tư của dự án điều chỉnh là 34.678 tỷ đồng, sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng từ ngân sách Nhà nước

    Vũ Đậu (T/h) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nha-su-hoc-le-van-lan-ga-tau-dien-ngam-o-vi-tri-nhay-cam-a222065.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan