+Aa-
    Zalo

    Nhạc sĩ An Hiếu: Ca khúc “Nghề báo tôi yêu” được viết bởi sự chân thành và ngưỡng mộ

    (ĐS&PL) - Đối với đội ngũ những người làm báo, tháng 6 luôn là một dịp đặc biệt, năm nay Kỷ niệm vừa tròn 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Hòa chung không khí hân hoan ấy, PV Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trò chuyện cùng Thượng tá ,nhạc sĩ Nguyễn An Hiếu- Phó Chủ nhiệm Khoa Quản lý Văn hóa, Trường ĐH Văn hóa Nghệ thuật

    Được biết thời gian qua nhạc sĩ bận rộn với những chuyến công tác dài ngày, đặc biệt là thành công của đêm nhạc “Mạch nguồn ví, giặm” với vai trò cố vấn nghệ thuật. Đây là chương trình nhằm tri ân 5 nhạc sĩ tài hoa xứ Nghệ, trong đó có cố nhạc sĩ An Thuyên- người ba thân yêu của nhạc sĩ An Hiếu.

    PV:Độc giả biết tới anh qua những bài hát ca ngợi Tổ quốc, Bác Hồ, thế hệ trẻ…vậy cơ duyên gì để anh sáng tác ca khúc Nghề báo tôi yêu?

    Nhạc sĩ An Hiếu: Tôi nhớ ngày ấy, là khách mời trong Lễ kỷ niệm thành lập của một cơ quan báo chí, tôi nhận thấy có quá ít những ca khúc viết về nghề báo, điều đó thôi thúc tôi bắt tay vào sáng tác cá khúc Nghề báo tôi yêu.

    PV:Theo nhạc sĩ thì sáng tác về nghề Báo có khác gì nhiều so với các ngành nghề khác?

    Nhạc sĩ An Hiếu: Nghề nhà báo rất khó viết, phải viết làm sao mà vẫn nói được những chuyên môn nghiệp vụ, những gì điển hình nhất của nghề nghiệp của họ mà trong đó vẫn có những giai điệu đẹp, quan trọng nhất vẫn là cảm xúc. Lúc đầu cũng phải sửa đi sửa lại nhiều lần, và khi vang lên được mọi người đón nhận rất nhiều.

    nhac si an hieu ca khuc nghe bao toi yeu duoc viet boi su chan thanh va nguong mo dspl 1
    Nhạc sĩ An Hiếu.

    PV:Trong ca khúc anh có nhắc nhiều đến sự khó khăn vất vả của nghề Báo, vậy anh có kỷ niệm nào khi tác nghiệp cùng các Nhà báo?

    Nhạc sĩ An Hiếu: Tôi có nhiều bạn bè làm báo vì thế chúng tôi thường tâm sự, chia sẻ về công việc và cuộc sống với nhau. Chính vì thế tôi hiểu được những khó khăn vất vả của họ. Nếu không có những mối quan hệ và tình cảm như thế thì rất khó để có những ca từ diễn đạt hết, mà sẽ rất hời hợt. Đặc trưng nhất của nghề Báo hiện nay là tính thời sự, viết theo đề tài nào thì cũng có những cám dỗ riêng của nó. Chính vì thế người làm báo phải luôn đấu tranh với bản thân mình trước cám dỗ để giữ được tâm trong ngòi bút sáng.

    PV: Ngoài sáng tác, giảng dạy tại trường và thêm cả việc quản lý studio khiến nhạc sĩ rất bận rộn? Điều này có ảnh hưởng gì đến cảm hứng sáng tác của anh?

    Nhạc sĩ An Hiếu: Tôi tìm đến sáng tác mỗi ngoài, coi đó là việc hiển nhiên vốn có, không nhất thiết có cảm hứng mới ngồi vào đàn, công việc sáng tác với tôi là mọi lúc mọi nơi đó là cách để cân bằng cuộc sống, viết mọi đề tài cảm thấy yêu thích. Đó cũng là bài học mà ba tôi và các thầy dạy sáng tác đã cho tôi. Có nghĩa rằng khi mình có cảm xúc thì cuộc sống xung quanh ta ở bất kỳ đề tài dù lớn hay nhỏ hãy cứ viết đi đã, viết làm sao khi mình nghe lại bài hát cảm thấy xúc động đó là thành công, chứ đừng quan niệm rằng phải chờ đợi những đề tài to tát hay là chờ lúc nào đó vui nhất buồn nhất mới viết mà phải ứng xử một cách tự nhiên của một người viết nhạc chuyên nghiệp.

    Đối với tôi có hai cách tiếp cận đề tài. Có những đề tài tôi ấp ủ nung nấu nghĩ về nó mỗi ngày, nghiên cứu thêm tài liệu, thực hiện các chuyến đi thực tế để tìm hiểu sâu hơn về đề tài đó. Nhưng cũng có những tác phẩm đến với tôi rất ngẫu nhiên như vô tình bắt gặp một câu thơ, câu chuyện nào đó mà mình vội ngồi vào đàn ngay, đó là cảm xúc tức thời . Tuy tiếp cận theo cách nào cũng vậy, tôi cố gắng chinh phục và tiếp cận nó theo cách nói mới và những giai điệu đẹp.

    nhac si an hieu ca khuc nghe bao toi yeu duoc viet boi su chan thanh va nguong mo dspl 2

    PV:Nhạc sĩ có thể chia sẻ vai trò của báo chí đối với giới nghệ sĩ nói chúng?

    Nhạc sĩ An Hiếu: Ở bất cứ thời kỳ nào cũng thế, vai trò của báo chí hết sức quan trọng, là cầu nối giữa nghệ sĩ với công chúng. Đặc biệt trong thời đại công nghệ số hiện nay thì lại càng quan trọng hơn. Nếu như ngày xưa, báo phát thanh đóng vai trò chủ đạo trong việc đưa những tác phẩm mới đến với công chúng, thì bây giờ trên nhiều phương diện, báo hình, báo điên tử giúp mọi người tiếp cận những tác phẩm âm nhạc nhanh hơn. Mối quan hệ giữa nhà báo và nghệ sĩ ngày càng gắn kết. Từ thâm tâm tôi luôn cảm ơn tình cảm của các nhà báo đã dành cho tôi, mỗi lần tôi có một sản phẩm mới hay dự án nghệ thuật nào mới là anh em báo chí luôn bên cạnh để kịp thời lan tỏa thông tin.

    PV:Nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam nhạc sĩ có muốn gửi lời chúc nào tới đội ngũ những người làm báo?

    Nhạc sĩ An Hiếu: Tôi luôn luôn coi mỗi phóng viên là những người bạn chân thành nhất để mình tâm sự về cuộc sống và nghề nghiệp. Tôi muốn dành những lời chúc tốt đẹp nhất, mong các nhà báo luôn mạnh khỏe, giữ được ngòi bút sắc, bản lĩnh chính chị vững vàng, có thêm nhiều bài báo hay sâu sắc về mảng văn hóa nghệ thuật nói riêng và nền Báo chí cách mạng Việt Nam nói chung.

    Hoàng Hà

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhac-si-an-hieu-ca-khuc-nghe-bao-toi-yeu-duoc-viet-boi-su-chan-thanh-va-nguong-mo-a579742.html
    Suy ngẫm về nghề báo: Nên và không nên

    Suy ngẫm về nghề báo: Nên và không nên

    Một nhà báo lão thành khi nói về những tờ báo độc nhất vô nhị ở Việt Nam - báo viết trong các nhà tù Hỏa Lò, Sơn La, Côn Đảo trước Cách mạng Tháng Tám, 1945 - cho rằng, kể cả khi viết báo trong tù, cái khó nhất không phải viết cái gì, mà là nên hay không nên.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Suy ngẫm về nghề báo: Nên và không nên

    Suy ngẫm về nghề báo: Nên và không nên

    Một nhà báo lão thành khi nói về những tờ báo độc nhất vô nhị ở Việt Nam - báo viết trong các nhà tù Hỏa Lò, Sơn La, Côn Đảo trước Cách mạng Tháng Tám, 1945 - cho rằng, kể cả khi viết báo trong tù, cái khó nhất không phải viết cái gì, mà là nên hay không nên.

    Phóng viên Việt Nam nhiễm COVID-19 tại UAE: Trải nghiệm “cận kề tử thần” và tình yêu cháy bỏng với nghề báo

    Phóng viên Việt Nam nhiễm COVID-19 tại UAE: Trải nghiệm “cận kề tử thần” và tình yêu cháy bỏng với nghề báo

    Trần Phúc Nghĩa (có nickname Ted Trần) là một trong 14 phóng viên thể thao tháp tùng cùng đội tuyển bóng đá Việt Nam tác nghiệp tại vòng loại thứ hai World Cup tại Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Tống Nhất (UAE). Trong thời gian tác nghiệp và di chuyển nhiều nơi, không may Phúc Nghĩa đã bị nhiễm COVID-19.