+Aa-
    Zalo

    Nhiễm trùng máu có chữa được không?

    • DSPL
    ĐS&PL Nhiễm trùng máu có chữa được không? Câu hỏi này thực sự khiến các bác sỹ xét nghiệm Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi gặp khá nhiều lúng túng để giải thích cho người bệnh

    Nhiễm trùng máu có chữa được không? Câu hỏi này thực sự khiến các bác sỹ xét nghiệm Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi gặp khá nhiều lúng túng để giải thích cho người bệnh hiểu sâu sắc vấn đề.

    Nhiễm trùng máu thực tế là bệnh do vi sinh vật xâm nhập vào máu gây ra sốt, loạn nhịp tim và có thể gây tử vong chỉ trong vài giờ. Đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng với sự phát triển của y học hiện đại thì có thể điều trị. Tuy nhiên, sự phối hợp của người bệnh là rất quan trọng để mang lại hiệu quả cao nhất suốt quá trình chữa trị. 

    Bệnh nhiễm trùng máu là gì?

    Nhiễm trùng máu còn có tên gọi khác là nhiễm khuẩn máu. Đây là biến chứng phức tạp của tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hay virus, nấm giải phóng những hóa chất vào máu để chống lại các phản ứng viêm. Những phản ứng này tạo ra hàng loạt các thay đổi trong cơ thể dẫn đến tổn thương các cơ quan như gan, thận và khiến cơ thể suy yếu nhanh, có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh.

    Các chuyên gia cho biết, bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bị nhiễm trùng máu. Tuy nhiên, bệnh thường tập trung ở một số đối tượng sau: 

    • Người rất trẻ và rất già.

    • Người bị tổn thương hệ thống miễn dịch.

    • Những người bệnh nặng phải điều trị trong bệnh viện.

    • Những người có các thiết bị xâm nhập, chẳng hạn như ống thông tiểu hoặc ống thở.

    Theo đó, bạn cần chú ý tới các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng máu thường gặp bao gồm:

    • Thân nhiệt trên 380C hoặc dưới 360C.

    • Nhịp tim nhanh trên 90 nhịp/phút.

    • Nhịp thở nhanh trên 20 nhịp/phút.

    Trong trường hợp nặng, bệnh sẽ có các triệu chứng cụ thể là:

    • Tình trạng tâm thần không ổn định. 

    • Khó thở, loạn nhịp tim.

    • Đau vùng bụng.

    • Sốc nhiễm trùng.

    • Lượng nước tiểu trung bình giảm mạnh.

    • Giảm số lượng tiểu cầu. 

    Nhiễm trùng máu có chữa được không?

    Các chuyên gia cho biết, khi bị nhiễm trùng máu thì tỷ lệ tử vong khá cao, chiếm từ 20 – 50% với các biến chứng như suy đa phủ tạng, sốc nhiễm khuẩn,… Vì vậy, việc chủ động phòng ngừa và chữa trị kịp thời là vấn đề cần được mọi người quan tâm. 

    Vậy, nhiễm trùng máu có chữa được không? Ngày nay, với sự tiến bộ của các phương tiện chẩn đoán, trang thiết bị hỗ trợ tim mạch, hô hấp và kháng sinh thì việc chữa trị nhiễm trùng huyết có kết quả rõ rệt, giảm được tử vong rất nhiều. Việc điều trị bao gồm cả công tác chẩn đoán sớm, loại bỏ nguồn gốc gây nhiễm trùng từ ổ nguyên phát, hỗ trợ tuần hoàn và hô hấp, điều chỉnh thăng bằng kiềm toan, chống rối loạn đông máu và kháng sinh. 

    Phương pháp chữa trị nhiễm trùng máu

    Nhiễm trùng máu có chữa được không và chữa như thế nào? Các chuyên gia cho biết, để việc điều trị đạt hiệu quả cao, bệnh nhân phát hiện sớm và cần được thăm khám kỹ lưỡng, tìm hiểu nhiễm trùng máu ở giai đoạn nào và có biện pháp an toàn, phù hợp. 

    Nếu ở giai đoạn đầu và chưa ảnh hưởng tới các cơ quan quan trọng, bạn có thể sử dụng thuốc chuyên khoa đặc hiệu để điều trị nhiễm trùng theo đơn kê của bác sĩ. Trong trường hợp này, bạn thường có thể phục hồi hoàn toàn khi tuân thủ đúng chỉ định, không bỏ thuốc và kết hợp cùng chế độ chăm sóc bản thân khoa học.   

    Trong trường hợp bệnh không được điều trị ở giai đoạn đầu, bệnh có thể phát triển gây sốc nhiễm trùng và thậm chí tử vong khi để quá lâu. Trong trường hợp này, bác sĩ thường sử dụng một số loại thuốc để điều trị nhiễm trùng máu qua đường tiêm tĩnh mạch để chống nhiễm trùng, thuốc vận mạch để tăng huyết áp, insulin để ổn định đường huyết, corticosteroid để kháng viêm và giảm đau. 

    Nhiễm trùng máu có chữa được không?Khi nhiễm trùng máu trở nên nghiêm trọng, bạn cần được truyền dịch qua đường tĩnh mạch và dùng máy thở. Bác sĩ sẽ tiến hành lọc máu trong trường hợp bạn bị suy thận cấp bằng cách sử dụng thiết bị thay thế chức năng thận để loại bỏ chất thải nguy hại, muối và nước dư thừa từ máu.

    Trong một số trường hợp, bệnh nhân cần phải tiến hành phẫu thuật ngay lập tức để loại bỏ nguồn gốc của nhiễm trùng máu như phẫu thuật hút mủ từ áp-xe hay loại bỏ mô nhiễm trùng.

    Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên gia khuyên rằng, mọi người cần duy trì lối sống lành mạnh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, bỏ thuốc lá và uống rượu, tránh thức khya, làm việc hay sinh sống trong môi trường độc hại,… sẽ giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng gây ra nhiễm trùng máu, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.

    Một lần nữa các chuyên gia nhấn mạnh, nhiễm trùng máu là một căn bệnh nguy hiểm có thể lấy đi tính mạng của bạn bất cứ lúc nào nên việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời là rất cần thiết. Ngay khi có những biểu hiện bất thường kể trên, bạn cần tới trực tiếp cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và xác định rõ tình trạng sức khỏe cũng như nhận những tư vấn điều trị thích hợp. 

    Mọi thông tin về địa chỉ xét nghiệm máu xin liên hệ website: Bacsigioi.vn

    Hotline: 03.59.56.52.52 để được các bs chuyên khoa tư vấn cụ thể.

    Nguyễn Trang

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhiem-trung-mau-co-chua-duoc-khong-a282635.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan