+Aa-
    Zalo

    “Nhiều bác sĩ Việt Nam cứ cuối tuần là 'bay' sang Singapore khám bệnh!”

    • DSPL
    ĐS&PL Người đứng đầu cơ quan bảo hiểm khẳng định, việc tăng thu BHYT đều nhằm mục đích quay trở lại phục vụ chính người khám - chữa bệnh trong nước.

    Tại buổi họp báo của BHXH VN diễn ra chiều qua - 16/9, bà Nguyễn Thị Minh – TGĐ BHXH VN đã dành phần lớn thời gian để chia sẻ về tính cộng đồng, nhân văn của việc mua BHYT đối với học sinh, sinh viên. Người đứng đầu cơ quan bảo hiểm cũng khẳng định, việc tăng thu BHYT đều nhằm mục đích quay trở lại phục vụ chính người khám - chữa bệnh trong nước.

    Không phải ngẫu nhiên mà BHXH VN “bỗng dưng” tổ chức một cuộc họp báo đột xuất vào một buổi chiều mưa gió, thu hút sự quan tâm của hàng chục cơ quan thông tấn trong nước tới dự. Tất cả đều bắt nguồn từ những “lùm xùm” xung quanh việc tăng thu mức BHYT, nhiều nơi tổ chức thu gộp 15 tháng hay có hay không việc GV đứng ra thu hộ BHYT cho cơ quan này.

    Ngay đầu cuộc họp, bà Nguyễn Thị Minh đã khẳng định ngay: Không có chuyện GV “thu hộ” và hiểu như vậy là hoàn toàn sai bản chất vấn đề! “Đây là chính sách an sinh xã hội, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó có ngành GD, thể hiện rõ bằng nhiều văn bản, công văn chỉ đạo với sự phân công trách nhiệm rất rõ. Nói thầy cô thu hộ là không đúng, chúng tôi không cần thu hộ mà đấy là trách nhiệm của ngành GD ” – bà Minh cho biết.

    Cụ thể, Luật BHYT, Nghị định 104, Thông tư 41 vê thu BHYT nêu rõ trách nhiệm các đoàn thể, trong đó có nhà trường đứng ra hỗ trợ thu khoản này. 63 tỉnh, TP đều có hướng dẫn liên ngành, cách thức tổ chức thu cũng đa dạng hóa để phù hợp với từng tỉnh, TP.

    Không khí tại cuộc họp báo chiều nay. Ảnh: D.H

    Tuy nhiên, người đứng đầu cơ quan BHXH vẫn thừa nhận rằng việc gây ra tâm lý “xáo trộn” không đáng có trong dư luận và cha mẹ HSSV có một phần trách nhiệm của BHXH. Cảm thấy buồn về việc GV chưa nhận thức được hết trách nhiệm của mình, bà cho rằng bản thân thầy cô giáo cần hiểu rõ tính chất của BHYT khác so với các loại hình BH khác. “Đáng lẽ ra ngành BHXH phải tuyên truyền sâu sắc hơn để từng GV, hiệu trưởng phải hiểu sâu hơn về tính chất của quỹ BHYT cho HSSV, có lẽ sẽ không gây ra những hiểu lầm không đáng có này!”.

    Trả lời báo chí về việc mức thu BHYT hiện tại có cao hay không, trong khi chất lượng dịch vụ y tế nước nhà vẫn còn nhiều điều gây lo ngại, bà Minh cho rằng, so với các nước lân cận trong khu vực thì đây vẫn là mức thu chưa đáng kể. “Nước ngoài quy định đóng bắt buộc, như Australia là là 2.000USD/người/năm.

    Việc tăng từ 3 - 4,5\% ở nước ta có thể xem là cao, nhưng số tuyệt đối thì thấy rằng chỉ hơn 100.000đ so với mọi năm. Và điều quan trọng hơn là nhóm khó khăn, yếu thế đều được Nhà nước hỗ trợ như hộ nghèo là 100\%, cận nghèo tối thiểu 70\%. Hầu hết địa phương thì phải lo 30\%. Rõ ràng ta không thể so sánh với Australia được, nhưng phải hiểu tại sao người ta làm như thế! Đơn giản bởi nước này được khen là chăm sóc y tế tốt nhất thế giới” – bà Minh cho hay.

    Theo người đứng đầu ngành BHXH, xung quanh VN, nhiều nước đều thu BHYT từ thu nhập thực tế thay vì lương tối thiểu mà ta đang áp, như Thái Lan thu từ 6 – 8\%, Trung Quốc 11,5\%, Đài Loan 13,5\% hay Singapore là 11\%. Quan điểm của bà là nếu muốn đi theo xu hướng chung của các nước, muốn nâng cao chất lượng y tế thì đương nhiên phải nâng mức đóng lên, dù mức đóng hiện tại của VN chỉ mới đạt 1/3 so với các nước xung quanh.

    “Cứ giữ chất lượng dịch vụ kém, phải bỏ tiền ra đi nước ngoài chữa tốn gấp 5 – 10 lần là một điều rất vô lý! Nếu đi sâu vào ngành, mới thấy bác sĩ của ta giỏi vô cùng, có những bác sĩ cứ cuối tuần là “bay” sang Sing khám bệnh. Rất nhiều bác sĩ có trình độ không thua kém gì quốc tế, thậm chí giỏi hơn. Thế nhưng, bác sĩ có giỏi mà chất lượng phim không tốt thì làm sao có thể chữa bệnh tốt được?” – bà Nguyễn Thị Minh chia sẻ.

    Bà cũng thẳng thắn nói lên quan điểm của mình về việc thu bắt buộc BHYT trong HSSV. “Cách đây mấy năm bàn giá dịch vụ, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến rất ngại và chùn. Nhưng nếu cứ chùn thì không bao giờ nâng chất lượng dịch vụ được? Quỹ BHYT cho HSSV không phải thu chi theo kiểu “đồng mắm đồng tương”.

    Đây không phải là thu chi trực tiếp mà thực hiện trên tinh thần chia sẻ, nhân văn: Thu số nhiều cho người bị bệnh, thu cho người khỏe mạnh dành cho người bị bệnh. Chúng ta không mong muốn được hưởng quỹ này vì chẳng ai mong con em mình bị bệnh. Nhưng nếu không may bị bệnh, HSSV sẽ được hưởng dịch vụ cao do mức đóng cao, và chất lượng y tế chắc chắn được cải thiện!” – bà Minh nói.

    Theo báo Lao động

    Xem thêm video:

    [mecloud]ebwJ8cFznU[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhieu-bac-si-viet-nam-cu-cuoi-tuan-la-bay-sang-singapore-kham-benh-a110959.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.