+Aa-
    Zalo

    Nhiều cán bộ huyện Sa Pa "dính chàm" vì liên quan đến siêu lừa

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Liên quan đến hành vi "siêu lừa" của nguyên Phó phòng TN&MT huyện Sa Pa (Lào Cai) Nguyễn Thị Thoa, nhiều cán bộ cấp cao của huyện này cũng thi nhau... "dính chàm".
    (ĐSPL) - Liên quan đến hành vi "siêu lừa" của nguyên Phó phòng TN&MT huyện Sa Pa (Lào Cai) Nguyễn Thị Thoa, nhiều cán bộ cấp cao của huyện này cũng thi nhau... "dính chàm".
    Từ khi còn là Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sa Pa, lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình, đối tượng Nguyễn Thị Thoa đã nhiều lần thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người dân, thông qua hình thức mua bán đất. Thủ đoạn chính của Thoa là nhận tiền mua bán đất sau khi hợp thức hoá những lô đất thì lại mượn lại chính sổ đỏ của nạn nhân đem cầm cố hoặc sang nhượng nhiều lần cho những người khác để thu lợi phi pháp. Sự việc chỉ được phát giác và đưa ra ánh sáng pháp luật khi cơ quan công an vào cuộc điều tra.
    Hàng loạt cán bộ huyện Sa Pa nhúng chàm vì liên quan đến siêu lừa
    Đối tượng Phạm Tiến Lập khi đang còn đương chức Chủ tịch UBND thị trấn Sa Pa.
    “Phép thuật” của bà Phó phòng TN và MT
    Theo đại tá Giàng Ly Pao, Phó Giám đốc Công an tỉnh Lào Cai thì tới thời điểm hiện tại, vụ án siêu lừa Nguyễn Thị Thoa đã được cơ quan điều tra bóc tách, tiếp tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tiến hành bắt tạm giam thêm 7 đối tượng liên quan. Trước đó, đối tượng chính trong vụ án là Nguyễn Thị Thoa bị các cơ quan chức năng khởi tố và tuyên án 10 năm tù giam về hành vi lạm dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do vụ án có khá nhiều điểm phức tạp nên cơ quan điều tra đã tiếp tục vào cuộc làm rõ những người liên quan trong vụ án này.
    Theo tìm hiểu của PV báo Đời sống và Pháp luật, đối tượng Nguyễn Thị Thoa sinh năm 1960, trú tại tổ 10, thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai (năm 2011 chuyển về cư trú tại số nhà A26, TB5, Mỹ Đình 2, Từ Liêm, Hà Nội). Thời gian giữ chức Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sa Pa, Thoa đã câu kết với một số đối tượng làm nhiều hồ sơ chứng từ bất hợp pháp khiến hàng trăm nạn nhân rơi vào cảnh nợ nần chồng chất vì trót đặt niềm tin vào Thoa trong mua bán đất đai. Cơ quan điều tra đã bắt đối tượng Phạm Tiến Lập, nguyên Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sa Pa. Quá trình điều tra, xác minh công an tỉnh Lào Cai đã phát hiện trong thời gian giữ chức vụ Chủ tịch UBND thị trấn Sa Pa, ông Phạm Tiến Lập đã xác nhận hàng trăm hồ sơ, tài liệu, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái quy định, phần lớn đều liên quan tới can phạm Nguyễn Thị Thoa.
    Thủ đoạn chính của Thoa là lợi dụng cương vị Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sa Pa, Thoa đã nhận tiền mua nhiều lô đất tiền tỷ tại thị trấn Sa Pa cho các nạn nhân. Sau khi hợp thức hóa quá trình mua bán, Thoa nài nỉ khổ chủ mượn lại sổ đỏ để thế chấp ngân hàng vay tiền, hoặc sang nhượng ngay chính lô đất đó cho cá nhân khác kể cả khi chủ lô đất không đồng ý.
    Quá uất ức vì hành vi lạm quyền của Thoa, hàng loạt nạn nhân đã gửi đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng để tố cáo Thoa về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo tìm hiểu của PV, nạn nhân "dính" bẫy lừa của Thoa đa số là người Hà Nội và các tỉnh lân cận khu vực phía Bắc. Điển hình như bà Nguyễn Thị Hợi (tổ 7, đường Mường Hoa, phố Cầu Mây, thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai); bà Trịnh Thị Kim (tổ 9, khu 10, thị trấn Trới, Hoành Bồ, Quảng Ninh); ông Nguyễn Văn Thịnh (số nhà 202 Hàng Bông, P.Hàng Bông, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội); bà Lê Kim Anh và Nguyễn Thị Hoàng Dung (trú tại số 1, Trung tâm Nhiệt đới Việt- Nga, Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội)...
    Cơ quan điều tra công an tỉnh Lào Cai vào cuộc và xác định được nhiều cán bộ giữ chức vụ quan trọng tại huyện SaPa được cho là có liên quan trong vụ án do siêu lừa Nguyễn Thị Thoa cầm đầu.
    Cũng tại thời điểm đối tượng Thoa đang giữ chức vụ Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sa Pa, các cơ quan chức năng tiếp tục phát hiện Nguyễn Thị Thoa đã dùng quyền năng của mình gây ra vụ tranh chấp đất đai gây xôn xao dư luận tại trại Thực nghiệm và sản xuất giống cây ăn quả Sa Pa.
    Liệu còn ai... chưa bị “sờ gáy”?
    Theo tài liệu mà PV có được, trại Thực nghiệm và sản xuất giống cây ăn quả Sa Pa được UBND tỉnh Lào Cai giao cho trung tâm Giống NLN Lào Cai từ ngày 2/4/2002 để sản xuất giống cây ăn quả ôn đới và vườn mẫu. Việc tranh chấp đất đai chỉ bắt đầu từ ngày 21/10/2010 khi bà Nguyễn Thị Thoa tổ chức san gạt mặt bằng tại tổ 11b giáp với khu mộ Tây (cách gọi thông thường của người dân Sa Pa) đổ đất lấn chiếm trại Thực nghiệm, với khối lượng đất đá san gạt khoảng 6.000m3, diện tích lấn chiếm khoảng 3 ha. Hàng rào dây thép gai của trại Thực nghiệm có đoạn bị nhổ bỏ, có đoạn di chuyển xuống cuối phần đất san gạt chiều dài 312 m, trị giá khoảng 124,8 triệu đồng.
    Sau khi Công an tỉnh Lào Cai khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Thoa về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cơ quan chức năng tiếp tục bắt giam ông Phạm Tiến Lập, Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sa Pa, nguyên Chủ tịch UBND thị trấn Sa Pa về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Từ mắt xích này, công an tỉnh Lào Cai đã phát hiện ra hàng loạt cán bộ tại huyện SaPa có liên quan đến vụ án này.
    Mở rộng điều tra giai đoạn 2, trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Nguyễn Thị Thoa cầm đầu, theo thông tin mới nhất từ cơ quan điều tra công an tỉnh Lào Cai thì đến thời điểm hiện tại đã có thêm 7 cán bộ đang công tác tại tỉnh Lào Cai và huyện Sa Pa bị bắt tạm giam. Các cán bộ này bị bắt tạm giam để điều tra làm rõ hành vi buông lỏng công tác quản lý, mất hồ sơ đất đai gây hậu quả nghiêm trọng. Vấn đề được đặt ra trong vụ án đang gây xôn xao dư luận tại tỉnh Lào Cai đó là, nếu như cơ quan chức năng không kịp thời vào cuộc điều tra làm rõ thì đối tượng Thoa và các cán bộ liên quan sẽ tạo nên một kịch bản khá hoàn hảo để tiếp tục dụ những “con mồi” vào bẫy. Dư luận nhân dân tỉnh Lào Cao còn đặt nghi vấn, liệu trong vụ án này, còn có vị quan chức nào trong tỉnh Lào Cai dính chàm mà chưa bị sờ gáy?   
    Được biết, hiện 7 bị can đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Lào Cai để tiếp tục phục vụ quá trình điều tra mở rộng vụ án. Để ổn định dư luận, Công an tỉnh Lào Cai đang khẩn trương điều tra làm rõ để đưa các đối tượng ra trước ánh sáng pháp luật.
    7 cán bộ bị bắt  thì có 3 cán bộ  thuộc ủy ban kiểm tra Huyện ủy Sa Pa. Các cán bộ bị bắt tạm giam gồm: Trần Tiến Thái, sinh năm 1958, cán bộ hội Nông dân huyện Sa Pa; Dương Văn Công, sinh năm 1965, cán bộ phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Sa Pa; Đặng Thanh Loan, sinh năm 1977, cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sa Pa; Đinh Ngọc Cầm, sinh năm 1958, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai; Hà Ngọc Vinh, sinh năm 1970, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Sa Pa; Hoàng Văn Tiệc, sinh năm 1961, cán bộ Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Sa Pa; Lồ Thị May, sinh năm 1979, cán bộ Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Sa Pa.
    Các đối tượng Thái, Công, Loan, Cầm, Vinh bị khởi tố về hành vi buông lỏng công tác quản lý dẫn đến việc mất hồ sơ đất đai trong quá trình kiểm tra, gây hậu quả nghiêm trọng. Còn đối tượng Hoàng Văn Tiệc và Lồ Thị May bị khởi tố về hành vi làm mất hồ sơ đất đai trong quá trình kiểm tra, gây hậu quả nghiêm trọng.
    Nhóm Phóng viên
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhieu-can-bo-huyen-sa-pa-dinh-cham-vi-lien-quan-den-sieu-lua-a22712.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
     Các chiêu lừa đảo bằng “bói toán”

    Các chiêu lừa đảo bằng “bói toán”

    Đi lễ chùa đầu năm, làm từ thiện… là điều nên làm để tâm linh thanh thản.Tuy nhiên, nếu việc đi lễ chùa, bói toán, cúng bái trở nên thái quá sẽ trở thành mê tín dị đoan..