+Aa-
    Zalo

    Nhiều ĐBQH và cử tri quan tâm, lo lắng về vấn đề Biển Đông

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Ông Nguyễn Kim Khoa – UVTVQH, Chủ nhiệm UBQPAN đã thay mặt UBTVQH báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật Nghĩa vụ quân sự.

    (ĐSPL) - Chiều qua (21/5), ông Nguyễn Kim Khoa – Ủy viên Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh đã thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi). 

    Trong buổi sáng, Ủy viên Ủy ban TVQH, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2016, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2015.

    Tiếp đó, Bộ trưởng bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về Điều 60 của luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, có hiệu lực vào 1/1/2016 (trong đó có quy định người tham gia BHXH không được hưởng BHXH một lần như luật hiện hành).

    Toàn cảnh Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII (ảnh quochoi.vn).

    Trước đấy (sáng 20/5) Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã chính thức khai mạc tại tòa nhà Quốc hội. Trong ngày làm việc đầu tiên, nhiều vấn đề lớn được đưa ra bàn luận. Tuy nhiên, vấn đề mà nhiều ĐBQH và cử tri quan tâm là sự lo lắng, bất bình trước các hành động tăng cường, cải tạo, bồi đắp của Trung Quốc tại 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

    Phát biểu tại Kỳ họp, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân tại Kỳ họp thứ 9, QH khóa XIII. Được biết, để chuẩn bị cho bài phát biểu này, MTTQ Việt Nam phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng hợp được 3.854 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội.

    Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, nhân dân rất quan tâm, theo dõi tình hình an ninh chính trị trên thế giới và trong khu vực đang có nhiều biến động phức tạp. Cử tri và nhân dân rất lo lắng, bất bình trước việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động cải tạo, bồi đắp, xây dựng các công trình tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, vi phạm Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982; vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC).

    “Cử tri và nhân dân mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục thực hiện các chủ trương, giải pháp hiệu quả để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc”, ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.

    Trước đó, tại phiên họp trù bị diễn ra trước khi kỳ họp chính thức khai mạc, ông Nguyễn Anh Sơn – Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định và một số đại biểu đề nghị bổ sung vào chương trình kỳ họp nội dung về việc Chính phủ báo cáo Quốc hội về tình hình Trung Quốc mở rộng đầu tư, xây dựng tại Gạc Ma. “Đây là vấn đề cử tri rất bức xúc và Quốc hội chúng ta cần lên tiếng về vấn đề này”, ông Sơn nói.

    Trước đề nghị của các ĐBQH, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng khẳng định sẽ tiếp thu, đưa vào chương trình kỳ họp để Chính phủ báo cáo trước QH tại một phiên họp chính thức về tình hình Biển Đông.

    [mecloud] tsdWRS1q6Y[/mecloud]

    Trong một diễn biến liên quan, chiều 20/5, trao đổi với PV báo ĐS&PL bên hành lang Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến khẳng định, không ít ĐBQH đã lên tiếng đề nghị Chính phủ báo cáo cụ thể hơn nữa về tình hình Biển Đông. Bản báo cáo này sẽ cho các ĐBQH thấy được tình hình thực tế, đồng thời thể hiện được ý chí của mình trên diễn đàn Quốc hội.

    Cũng trên cơ sở báo cáo đó, ĐBQH có thể báo cáo lại cử tri khi tiếp xúc cử tri. Theo vị đại biểu này, dự kiến chương trình kỳ họp từ đầu không có nội dung này. Nhưng khi thảo luận ở phiên trù bị, các ĐBQH đã nêu ra, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nhất trí tiếp thu ý kiến đó và đưa vào chương trình kỳ họp.

    “Trong báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế, xã hội sáng 20/5 có đề cập đến tình hình Biển Đông. Trong đó nêu rõ việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt trước những diễn biến phức tạp ở Biển Đông”, ĐB.Tiến chia sẻ.

    VĂN CHƯƠNG - ANH ĐỨC

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhieu-dbqh-va-cu-tri-quan-tam-lo-lang-ve-van-de-bien-dong-a95498.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.