+Aa-
    Zalo

    Nhiều điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Chiều ngày 24/2, Bộ GD-ĐT họp công bố một số nội dung về kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014 với nhiều điểm mới.

    (ĐSPL) - Chiều ngày 24/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) họp công bố một số nội dung về kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014 với nhiều điểm mới.

    Thi tốt nghiệp THPT 4 môn

    Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ diễn ra từ ngày 2-4/6 và thí sinh sẽ chỉ còn 4 môn, trong đó 2 môn thí sinh tự chọn.

    Nếu như các năm trước, thí sinh sẽ phải thi tốt nghiệp 6 môn thì năm nay thí sinh sẽ chỉ phải thi 4 môn. 2 môn thi bắt buộc là Toán và Ngữ Văn, 2 môn tự chọn là Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử và Ngoại ngữ.

    Thủ tướng chốt phương án thi tốt nghiệp THPT 2014 - Ảnh 1

    Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ có nhiều điểm mới - (Ảnh minh họa).

    Môn Toán, Ngữ văn và Lịch sử sẽ thi tự luận, các môn còn lại thi trắc nghiệm. Đối với môn Ngoại ngữ thì vẫn thi với thời gian 60 phút nhưng ngoài phần trắc nghiệm, bài thi năm nay sẽ có thêm phần viết luận.

    Một điểm mới nữa là, mỗi học sinh sẽ có một số báo danh duy nhất trong suốt kỳ thi. Trao đổi với báo Giáo dục Việt Nam, ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết, “về cách thức tổ chức thi, để tránh rủi ro Bộ sẽ thi theo nguyên tắc: Mỗi một học sinh sẽ có một số báo danh duy nhất trong suốt kỳ thi, phòng thi sẽ được viết theo môn, trong mỗi ca thi chỉ có duy nhất một môn thi”

    Bỏ điểm sàn đại học và vẫn thi theo hình thức 3 chung

    Bộ GD-ĐT khẳng định vẫn tiếp tục thi đại học theo hình thức ba chung và sử dụng kết quả thi để công nhận và xếp loại tốt nghiệp bằng việc kết hợp kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở lớp 12 với kết quả 4 môn thi để công nhận và xếp loại tốt nghiệp (theo trọng số đánh giá là 50\%+50\%).

    Sau một thời gian đưa ra lấy ý kiến dư luận, Bộ Giáo dục hủy phương án miễn thi tốt nghiệp 20\%.

    Cũng theo Bộ GD-ĐT, kỳ thi tốt nghiệp sẽ được đổi mới theo hướng chuyển dần từ 4 môn thi thành 4 bài thi. Mỗi bài thi gồm phần cơ bản về nội dung để đánh giá đúng và toàn diện năng lực của học sinh, tạo động lực để học sinh học, phát triển toàn diện và phần nâng cao để phân loại học sinh. Qua đó cũng là một căn cứ để các trường ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh.

    Dự thảo phương án thi để xin ý kiến các chuyên gia, các cơ sở giáo dục đại học, phổ thông và toàn xã hội sẽ sớm đưa ra để công bố trước thời điểm khai giảng năm học 2014 - 2015.

    Kim Linh(Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhieu-diem-moi-trong-ky-thi-tot-nghiep-thpt-a22980.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Thi tốt nghiệp THPT 4 môn: Nhiều ái ngại!

    Thi tốt nghiệp THPT 4 môn: Nhiều ái ngại!

    (ĐSPL) – Liên quan đến việc lấy ý kiến đóng góp về dự thảo thi tốt nghiệp THPT với 4 môn thay cho 6 môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vẫn còn nhiều người ái ngại.

    Thi tốt nghiệp phổ thông sẽ là kỳ thi nhẹ nhàng

    Thi tốt nghiệp phổ thông sẽ là kỳ thi nhẹ nhàng

    Hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 8, Khóa XI và triển khai nhiệm vụ học kỳ 2 năm học 2013-2014 khối Sở GD&ĐT do Bộ GD&ĐT tổ chức trong ngày 13/2 thực sự được hâm nóng với nhiều ý kiến đóng góp của Giám đốc các Sở GD&ĐT trong cả nước, xung quanh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 sắp tới.

    “Mổ xẻ” nguyên nhân kết quả thi có hơn 40 nghìn học sinh trượt tốt nghiệp THPT

    “Mổ xẻ” nguyên nhân kết quả thi có hơn 40 nghìn học sinh trượt tốt nghiệp THPT

    (ĐSPL) - Kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) giảm mạnh, đã có hơn 40 nghìn học sinh đã trượt tốt nghiệp. Nhiều học sinh “chết rạp” ở môn thi Địa lý. Nhiều người đã đặt ra câu hỏi, liệu tỉ lệ đỗ có tỉ lệ nghịch với việc nghiêm túc trong thi cử. Liệu công tác coi thi nghiêm túc hơn thì kết quả có thấp hơn nữa không?