+Aa-
    Zalo

    Nhiều ngân hàng bị truy thu thuế L/C từ năm 2011

    (ĐS&PL) - Tổng cục thuế đề nghị các địa phương rà soát, đôn đốc các ngân hàng thực hiện kê khai nộp thuế đối với hoạt động thư tín dụng (L/C).

    Theo tạp chí Đầu tư tài chính, ngày 30/11/2023, Tổng cục thuế đã ban hành văn bản 5367/TCTC-DNL về việc thực hiện nội dung kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ về thuế GTGT đối với hoạt động thư tín dụng (L/C).

    Theo đó, Tổng cục thuế đề nghị các địa phương rà soát thực hiện công văn số 1606/TCT-DNL trên phạm vi địa bàn quản lý của mình, tiếp tục đôn đốc ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thực hiện kê khai nộp thuế đối với hoạt động thư tín dụng theo đúng quy định pháp luật.

    Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế và nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra, thanh tra tại trụ sở hoặc trước khi cơ quan thuế phát hiện không qua thanh tra, kiểm tra thuế thì không xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

    nhieu ngan hang bi truy thu thue l c tu nam 2011
    Nhiều ngân hàng bị truy thu thuế L/C từ năm 2011.

    Trước đó, ngày 12/8/2023, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 324/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về thuế GTGT đối với hoạt động L/C, trong đó giao Bộ Tài chính căn cứ quy định của Luật thuế GTGT, Luật các TCTD 2010 và pháp luật liên quan thực hiện thu thuế GTGT đối với hoạt động tín dụng thư.

    Căn cứ quy định của Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn Luật thuế GTGT (Thông tư 219/2013/TT-BTC, Công văn 11754/BTC-CST năm 2010 và các công văn trả lời các ngân hàng của Bộ Tài Chính trong quá trình triển khai) thì dịch vụ cấp tín dụng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, theo đó từ năm 2011 đến nay, các TCTD không thu thuế GTGT đối với các loại phí liên quan đến cam kết bảo lãnh thanh toán của ngân hàng; các TCTD chỉ thu thuế GTGT đối với các loại phí liên quan đến dịch vụ thanh toán L/C.

    Năm 2019, Kiểm toán Nhà nước có ý kiến: Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản bao gồm L/C, nên việc các TCTD không kê khai và nộp thuế GTGT đối với dịch vụ L/C là không đúng quy định của Luật thuế GTGT. Do vậy, ngày 22/4/2020, Tổng Cục thuế - Bộ Tài chính đã ban hành Công văn số 1606/TCT-DNL đề nghị Cục thuế địa phương rà soát kê khai nộp thuế của các TCTD trên địa bàn.

    Khó khăn, vướng mắc nếu thực hiện chỉ đạo tại Văn bản số 324

    Từ năm 2020 đến nay, Hiệp hội Ngân hàng cùng các TCTD, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều ý kiến báo cáo Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan, trong đó nêu rõ căn cứ Luật các TCTD và các văn bản hướng dẫn Luật các TCTD, dịch vụ L/C có tính chất lưỡng tính (vừa là dịch vụ thanh toán và vừa là dịch vụ cấp tín dụng), do vậy, kiến nghị chỉ áp dụng tính thuế GTGT đối với khoản phí L/C có tính chất là dịch vụ thanh toán và không hồi tố, truy thu và phạt chậm nộp thuế GTGT đối với toàn bộ dịch vụ L/C từ năm 2011 đến nay.

    Theo Hiệp hội Ngân hàng, bản chất thuế GTGT là thuế gián thu, trường hợp phải nộp bổ sung thuế phát sinh từ năm 2011, TCTD phải liên hệ và thu lại từ khách hàng, khách hàng sẽ không đồng ý vì lý do biểu phí ngân hàng đã niêm yết các mục phí L/C liên quan cấp tín dụng không chịu thuế GTGT. Nhiều khách hàng đã hoàn tất việc lập báo cáo tài chính, kiểm toán hàng năm.

    Ngoài ra, từ năm 2011 đến nay có nhiều khách hàng không còn quan hệ giao dịch với TCTD hoặc đã giải thể/phá sản/không còn tồn tại nên TCTD không thể thu thuế bổ sung từ khách hàng được, do đó phải ghi nhận và theo dõi phải thu trên sổ kế toán và báo cáo tài chính.

    Về phía các TCTD, đặc thù hệ thống nhiều chi nhánh, phòng giao dịch trải dài khắp địa bàn cả nước, trong khoảng thời gian từ 2011 đến nay đã có nhiều sự thay đổi, chia tách, sáp nhập đơn vị, số lượng giao dịch lớn, phát sinh trong thời gian dài, liên quan đến nhiều loại tiền tệ. Vì vậy sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức cũng như nguồn lực cho việc rà soát, sao kê, bóc tách, tính toán và tổng hợp số liệu với nguồn dữ liệu rất lớn từ năm 2011 đến nay.

    Trong khi đó, nguyên tắc của thuế GTGT là khi các TCTD kê khai và nộp thuế GTGT đầu ra, các khách hàng doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhập khẩu) sẽ được kê khai, khấu trừ/hoàn thuế GTGT đầu vào tương ứng. Theo đó, việc truy thu dẫn đến phát sinh một loạt các thủ tục, chi phí của toàn xã hội phải điều chỉnh hóa đơn, số liệu về kê khai, nộp thuế, khấu trừ/hoàn thuế, tăng vận hành của toàn bộ các doanh nghiệp, TCTD và cơ quan thuế, theo chuyên trang Đầu tư chứng khoán.

    Vân Anh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhieu-ngan-hang-bi-truy-thu-thue-l-c-tu-nam-2011-a603564.html
    CTCP Đầu tư LDG thế chấp những tài sản gì tại Ngân hàng Sacombank?

    CTCP Đầu tư LDG thế chấp những tài sản gì tại Ngân hàng Sacombank?

    Theo thuyết minh báo cáo tài chính, chủ nợ lớn nhất của LDG là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Tính đến cuối quý III/2023, LDG ghi nhận dư nợ vay ngắn hạn với Sacombank là 399 tỷ đồng, trong đó có 250 tỷ đồng vay dài hạn đến hạn trả. Bên cạnh đó, số dư vay và nợ thuê tài chính dài hạn của LDG tại Sacombank là 300 tỷ đồng.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    CTCP Đầu tư LDG thế chấp những tài sản gì tại Ngân hàng Sacombank?

    CTCP Đầu tư LDG thế chấp những tài sản gì tại Ngân hàng Sacombank?

    Theo thuyết minh báo cáo tài chính, chủ nợ lớn nhất của LDG là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Tính đến cuối quý III/2023, LDG ghi nhận dư nợ vay ngắn hạn với Sacombank là 399 tỷ đồng, trong đó có 250 tỷ đồng vay dài hạn đến hạn trả. Bên cạnh đó, số dư vay và nợ thuê tài chính dài hạn của LDG tại Sacombank là 300 tỷ đồng.