+Aa-
    Zalo

    Nhiều trẻ mắc bệnh sùi mào gà: Điều khinh khủng bắt nguồn từ cái kéo và chiếc găng tay?

    • DSPL
    ĐS&PL 39 trẻ bị mắc bệnh sùi mào gà đến từ tỉnh Hưng Yên trong số 1,5 ngàn bệnh nhân bị mắc bệnh này từ 1/5-15/7/2017. Đâu là nguyên nhân khiến nhiều cháu bị lây bệnh?

    39 trẻ bị mắc bệnh sùi mào gà đến từ tỉnh Hưng Yên trong số 1,5 ngàn bệnh nhân bị mắc bệnh này từ 1/5-15/7/2017. Đâu là nguyên nhân khiến nhiều cháu bị lây “bệnh người lớn” như vậy?

    Chị Nguyễn Thị H. (xã Liên Khê - huyện Khoái Châu) vô cùng bức xúc, chị H. cũng như các bậc phụ huynh khác thấy mọi người kể “bác sĩ” Hiền nong tác bao quy đầu nên cho con đến xử lý.

    Chị H. nhớ lại, khi bà Hiền cắt cho con chị là lúc bác sĩ này đang cắt bao quy đầu cho một cháu khác, quay sang cắt luôn cho con, chị không thấy bà Hiền thay kéo hay tiệt trùng cũng không thay găng tay.

    Vậy, có thể cái kéo và găng tay không thay mới có thể là nguyên nhân gây hàng loạt ca nhiễm sùi mào gà ở trẻ?

    Theo thông tin từ BV Da liễu TW, thống kê từ ngày 1/5 đến ngày 15/7, có hơn 1.500 bệnh nhân đến điều trị sùi mào gà tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, trong số đó 59 trẻ dưới 15 tuổi. Đáng chú ý, đến 39 cháu ngụ ở tỉnh Hưng Yên và riêng huyện Khoái Châu là 37 bệnh nhi. Hà Nội có 2 bé.

    Ngay sau khi có thông tin trên, Bộ Y tế đã vào cuộc chỉ đạo làm rõ nguyên nhân gây ra bệnh ở các cháu nhỏ tại Hưng Yên.

    Chiều 17/7, Sở Y tế Hưng Yên đã có đoàn thanh tra đến thì phòng khám chuyên cắt bao quy đầu cho nhiều cháu bé bị mắc sùi mào gà. Khi đến nơi, phòng khám đã đóng cửa. Qua kiểm tra ban đầu, phòng khám này hoạt động không phép. Đoàn thanh tra đã lập biên bản và giao trạm y tế mời người phụ trách phòng khám chiều nay 18/7 lên Sở Y tế làm việc.  

    Đây là cơ sở khám chữa bệnh của bà Hoàng Thị Hiền tại Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên. Theo báo cáo của trạm Y tế xã Dạ Trạch và phòng Y tế huyện Khoái Châu, bà Hoàng Thị Hiền có tổ chức khám, chữa bệnh cho trẻ em ở một số địa phương trong và ngoài huyện trong thời gian qua.

    Tuy nhiên, theo ông Lều Văn Quân - Chánh thanh tra sở Y tế Hưng Yên bản thân bà Hoàng Thị Hiền chỉ là y sỹ làm việc tại trạm Y tế xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, Hưng Yên. Bà Hiền được tăng cường làm việc tại Trung tâm y tế huyện Văn Giang.

    Găng tay và kéo được dùng lại có thể là nguyên nhân gây bệnh?

    Trước đó, theo lời chị Đỗ Thị Th (ở Khoái Châu- Hưng Yên), sau khi cắt bao quy đầu một thời gian, dương vật của con có nốt nổi dày lên như rôm, quay lại khám, sau đó bà Hiền dùng kéo bấm những nốt sùi đó, sau đó dặn chị về nhà buổi sáng đun nước lá trầu không đặc để rửa, buổi chiều lên phòng khám rửa thuốc tím cho, đều đặn hàng ngày.

    Đến khi không thấy tình trạng con đỡ, lại thấy đầu dương vật sưng mọng, chị vội vã đưa con lên Bệnh viện Sản nhi Kim Động- Hưng Yên khám, bác sĩ bảo trường hợp của cháu phải lên tuyến trên ngay.  

    Chi phí khám và lộn da quy đầu là mất 1,2 triệu đồng và khi bị sùi mào gà, đến bà Hiền làm lại thì bị thu 1,6 triệu đồng. Bác sĩ dọa là có cái cục bã đậu như thế là bị nặng rồi, nếu không làm sẽ bị u xơ nên gia đình càng lo sợ. Chị Th. xót con, lúc ấy không biết là sùi mào gà nên hai vợ chồng giữ con để bà Hiền xử lý.

    chị Đỗ Thị Thu (31 tuổi, ở xã Đông Kết, Khoái Châu, Hưng Yên) cho hay con trai chị là cháu Đỗ Văn Đông (4 tuổi) được chuyển lên Bệnh viện Da liễu Trung ương trong tình trạng sưng nặng đầu dương vật. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi mắc sùi mào gà và phẫu thuật sau 2 ngày nhập viện.

    Theo chị Thu, gia đình không có ai mắc căn bệnh này. Cháu có các biểu hiện bị nốt trắng đầu dương vật như bã đậu sau 2 tháng điều trị chít hẹp dương vật tại phòng khám ở địa chỉ ở thôn 5, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, Hưng Yên.

    Người mẹ này biết tới phòng khám là do bạn bè chia sẻ, giới thiệu. Vào thời gian chị đưa con trai đến, phòng khám cũng đang điều trị cho bệnh nhân mắc sùi mào gà.

    Theo PGS.TS Lê Hữu Doanh, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, sùi mào gà là do HPV - một loại virus DNA sợi kép gây nên, hiện nay đã tìm ra hơn 130 type. Sùi mào gà ở người lớn thường do HPV type 6 và 11 gây ra, trong khi đó type HPV gây biểu hiện sùi mào gà của trẻ em rất đa dạng. Type HPV hay gây tổn thương hạt cơm ở da (type 1-4, đặc biệt là type 2 và 3) thường được phát hiện ở trẻ em.

    Biểu hiện của bệnh là tổn thương sẩn mềm màu da, hồng hoặc màu nâu, đường kính khoảng một vài mm. Sau vài tuần đến vài tháng, các tổn thương có thể hợp lại thành mảng lớn hơn (giống hình súp lơ).

    Ở trẻ nam, sùi mào gà thường gặp ở vị trí quanh hậu môn và thân dương vật. Với bé gái, bệnh có thể gặp ở quanh hậu môn, âm hộ, màng trinh, phía ngoài âm đạo và khu vực quanh lỗ niệu đạo. Một vài trường hợp có thể gặp ở bên trong niêm mạc âm đạo và trực tràng. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở trẻ nam hơn.

    (tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhieu-tre-mac-benh-sui-mao-ga-dieu-khinh-khung-bat-nguon-tu-cai-keo-va-chiec-gang-tay-a196461.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bệnh sùi mào gà nguy hiểm thế nào?

    Bệnh sùi mào gà nguy hiểm thế nào?

    Sùi mào gà (hay mụn cóc sinh dục) là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay, song vẫn khá ít người có đầy đủ kiến thức về căn bệnh nhạy cảm này.