+Aa-
    Zalo

    Nhịp sống trên cây cầu trăm tuổi trong lòng Hà Nội

    • DSPL
    ĐS&PL Cây cầu Long Biên từ trăm năm qua đã như một biểu tượng lịch sử. Từ sáng tới tối luôn tấp nập người và xe, thậm chí giới trẻ biến nơi đây thành điểm hẹn tình yêu.

    Cây cầu Long Biên từ trăm năm qua đã như một biểu tượng lịch sử. Từ sáng tới tối luôn tấp nập người và xe, thậm chí giới trẻ biến nơi đây thành điểm hẹn tình yêu.

    Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1899-1902).
    Chiều dài toàn cầu 1.862 m, gồm 19 nhịp dầm thép và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ.
    Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển có khắc chữ "1899 -1902 - Daydé & Pillé - Paris" - tên của nhà thầu Pháp thi công.
    Mới đây, Bộ Giao thông vận tải đã đưa ra 3 phương án để di dời 9 nhịp cầu Long Biên nhằm bảo tồn và xây cầu mới tại vị trí tim cầu cũ nhưng đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ dư luận. Nhiều nhà văn hóa, sử học đã lên tiếng bảo vệ cây cầu trước nguy cơ biến mất.
    Vào mỗi khi trời sương mù, đây là một trong những nơi trông thơ mộng nhất thủ đô.
    Được người Pháp xây dựng từ đầu thế kỉ 20, cầu Long Biên đã đi qua cuộc chiến tranh chống Pháp, Mĩ, chứng kiến bao thăng trầm lịch sử, bao vui buồn của đất nước và trở thành biểu tượng mỗi khi nhắc đến Thủ đô Hà Nội.
    Cầu Long Biên cũng đánh dấu giai đoạn Hà Nội chuyển hoá từ một đô thị truyền thống sang hiện đại theo trào lưu của thế giới.
    Giới trẻ còn biến nơi đây thành điểm hẹn của tình yêu với những chiếc khóa hẹn thề đầy lãng mạn.
    Cách đây 2 năm, một kiến trúc sư người Pháp gốc Việt từng đưa ra ý tưởng biến cầu Long Biên thành bảo tàng, bãi giữa sông Hồng thành công viên và đã gây không ít xôn xao trong dư luận.
    Nhịp cầu bị đứt gãy trong hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ khi bị ném bom 14 lần, hỏng 7 nhịp và 6 trụ. 
    Cây cầu vẫn đứng vững ở vị trí giao thông xung yếu nhất bao năm qua.
    Số phận của cây cầu biểu tượng của Thủ đô đang được đặt lên bàn cân đong đếm. Mối tương quan giữa bảo tồn và tôn tạo, lịch sử và hiện đại lại được các chuyên gia đầu ngành nhắc đến trong ý tưởng phản biện.

    Xem thêm clip về cây cầu trăm tuổi:

    Theo Zing

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhip-song-tren-cay-cau-tram-tuoi-trong-long-ha-noi-a22975.html
    Hà Nội chưa làm hầm vượt sông Hồng

    Hà Nội chưa làm hầm vượt sông Hồng

    (ĐSPL) – Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu đi lại của nhân dân tại thời điểm này và sắp tới thành phố Hà Nội chưa làm hầm vượt sông Hồng, ông Thành cho biết.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Hà Nội chưa làm hầm vượt sông Hồng

    Hà Nội chưa làm hầm vượt sông Hồng

    (ĐSPL) – Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu đi lại của nhân dân tại thời điểm này và sắp tới thành phố Hà Nội chưa làm hầm vượt sông Hồng, ông Thành cho biết.