Những bài kiểm tra "bá đạo trên từng hạt gạo" của học sinh


Chủ nhật, 25/10/2015 | 01:15


(ĐSPL) - Ngoài những bài văn được điểm 9, điểm 10 mà các thầy cô vẫn hay nhắc đến cũng có những bài văn "siêu bá đạo" của những cô cậu học trò có trí tưởng phong phú...

(ĐSPL) - Ngoài những bài văn được điểm 9, điểm 10 mà các thầy cô vẫn thường hay nhắc đến cũng có những bài văn, câu trả lời "siêu bá đạo" của những cô cậu học trò có trí tưởng tượng phong phú, bay cao đến tận trời xanh.

Xem thêm video:

[mecloud]sj5t8tcDy6[/mecloud]

1 . Bài văn thư gửi 20 năm sau

Với đề bài: “Viết thư gửi tôi 20 năm sau”, Lương Trọng Nghĩa (học sinh lớp 10A2, trường THPT Anh-xtanh, Hà Nội) đã sáng tác một bài văn thú vị và hài hước.

Mở đầu bài làm là hình ảnh của lễ buổi khai giảng năm 2034, khi dó Nghĩa là hiệu trưởng của ngôi trường mình dã theo học. Ngôi trường hiện lên: Nơi chúng ta đang có mặt là phòng hội nghị đa chức năng với sức chứa hơn 15.000 người, hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại cùng công nghệ 3D khiến các bạn dù ngồi xa tít ở góc phòng vẫn có thể nghe giọng tôi rất rõ, thậm chí thấy được nốt ruồi phía trên lông mày phải của tôi 3 cm”.

Bài văn với tư duy sáng tạo, ngôn ngữ linh hoạt của Lương Trọng Nghĩa nhận được phản hồi của đông đảo dư luận: “Hay, chất, bá đạo, văn phong khá lưu loát, tràn ngập ý cười”…

Trên fanpage của ca sĩ Khởi My, bài văn này nhận được gần 30.000 lượt like (thích), hàng trăm lời bình luận chỉ sau một ngày.


2 . Điểm 0 với “không có gì để tả”

Tương tự với đề văn trên, nếu Trọng Nghĩa miêu tả ngôi trường trong tương lai dài 8 mặt giấy thì học sinh này viết rất ngắn gọn vơi câu kết “không có gì để tả”.

Bài văn bá đạo này được làm bởi đề bài: “Hãy tưởng tượng cảnh trường em 10 năm sau”. Thời gian làm bài là 45 phút nhưng học sinh này chỉ miêu tả vỏn vẹn 10 câu. Trong đoạn đầu, học sinh dẫn dắt cuộc gặp gỡ của hai người bạn cũ về thăm trường xưa sau 10 năm. Tuy nhiên, mọi việc bất ngờ xảy đến với “cổng trường đổ sập, tất cả đổ sập vì bị sóng thần. Mọi thứ trở về cát bụi” đã khiến bài văn có câu chốt: “Không còn gì tả!”.


Bài văn bị 0 điểm với lời phê của giáo viên: “Chép phạt 50 lần nội quy môn học và một bản kiểm điểm lớn. Mai nộp cho cô”.

3. Ông bố lười chỉ thích nằm ườn

Một bài viết thú vị của học sinh đã gây xôn xao dư luận. Bé Đỗ Hồng Anh (8 tuổi) viết: “Nhà em có nuôi một ông bố tên là Đỗ Mạnh Hà. Hằng ngày bố chỉ đi kiếm tiền rồi về nhà nằm ườn ra đấy. Đến bà là người to nhất vẫn phải làm việc còn bố là người duy nhất không làm việc. Lúc ăn cơm gọi mấy cũng chưa lên còn bảo đợi tao tí. Lúc ăn cơm xong cả gia đình cùng dọn, bố trả (chả) dọn rồi xuống chat Za lô (Zalo) với học sinh. Em bé còn phải đút xoài cho bố, từ nay em không làm ô xin nữa. Em rất yêu vừa chứ không yêu lắm”.

Ông bố được miêu tả là anh Đỗ Mạnh Hà (sinh năm 1980) – làm việc tại trung tâm Công nghệ Thông tin – trường ĐH Thương mại Hà Nội. Sau khi được cô giáo chia sẻ, anh Hà đã đăng bài viết thú vị của con lên Facebook cá nhân để sinh viên đọc… cho vui.


Nhanh chóng bài văn này được cộng đồng mạng lan tỏa. Ạnh Đỗ Mạnh Hà xuất hiện trên truyền thông, báo chí, truyền hình về cách nuôi dạy con không theo khuôn mẫu của mình.

4. Bài văn “Miếng thịt định mệnh”

Trong một tiết học, kể chuyện của TS Vũ Thu Hương, học sinh Phúc Hưng – học sinh lớp 5, trường tiểu học Tây Sơn đã viết nên câu chuyện kể về cuộc tranh giành miếng thịt duy nhất trong rừng sâu từ trí tưởng tượng của mình.

Bài văn của Phúc Hưng như sau: “Ở một làng nọ có rất nhiều muông thú. Ở góc làng là hai ngồi nhà bằng cây và rơm. Ngôi nhà đầu tiên là của một bạn Gà, ngôi nhà thứ hai là của một bạn Vịt.

Một hôm cả 2 bạn cùng ra chợ Xe Hơi và ra hàng thịt lợn nhưng chỉ có một miếng cuối cùng. Bác Voi bán hàng bảo phải chia đôi, thế nhưng cả bạn Vịt và bạn Gà đều không đồng ý. Bác Voi thấy thế liền bảo: – Thôi, hai cháu đừng cãi nhau nữa. Chia đôi là được mà.

Thế nhưng hai bạn vẫn cãi nhau và giành lấy miếng thịt. Bác Voi sợ quá liền bỏ việc để chuồn về nhà. Hai bạn vẫn giằng nhau và miếng thịt bị rơi xuống bãi phân bò ngay đó.

Hai bạn liền đánh nhau và bác tổng thống Rừng là bác Sư Tử ra bảo: – Có chuyện gì thế? Bác Sư Tử dứt lời thì bạn Gà quay sang bảo: – Thật là hư đốn, hư, hư tất cả!

Và cuối cùng cả hai bạn cùng vào tù để cải tạo. Đó là tác hại của việc cãi tổng thống Rừng”.

Bài văn nhận được nhiều ý kiến bình luận của độc giả: “Sáng tạo, mang tính ngụ ngôn, hài hước…”.

5. Bài văn "có một không hai"

Trên Facebook của cô giáo ở ấp An Thị, xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã chia sẻ bài kiểm tra môn Văn kỳ II của một học sinh lớp 12.

Với đề bài: “Cảm nhận của anh/chị về hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành”, học sinh này đã bày tỏ quan điểm về tác giả, tác phẩm cũng như sự bức xúc với cách chấm bài của giáo viên.

Trong bài văn có đoạn: “Nguyễn Trung Thành theo em là một cây bút bá đạo trong nền văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Em không có ý xuyên tạc nhưng thật sự tác phẩm của ông đã để lại cho giáo viên và học sinh vô vàn nỗi đau và mỗi năm có hàng triệu sĩ tử phải mất ăn mất ngủ vì tác phẩm của ông.

Trong đó hình tượng Rừng xà nu trong tác phẩm cùng tên thật sự là một hình ảnh nổi bật cho sự bá đạo của ông… … Riêng bản thân em thấy rất bức xúc khi mà đề bài yêu cầu nêu cảm nhận của em mà lại chấm điểm theo cảm nhận của ai kia. Em và người đó có thần giao cách cảm gì đâu mà trùng khớp hoàn toàn chứ”.

Sau khi đăng tải lên mạng, bài văn ngay lập tức được chia sẻ nhiều trên mạng. Trên các diễn đàn, các thành viên ảo cũng tranh cãi kịch liệt. Nhiều người bày tỏ sự lo ngại đối với tư duy, cách hành văn của học trò.


6. Bài văn miêu tả bố "sặc mùi" kiếm hiệp

Với đề bài: "Hãy nêu cảm nghĩ về người thân yêu của em", học sinh đã có những bài văn... cười ra nước mắt khi miêu tả về bố.

Trong bài văn thứ nhất, học sinh miêu tả người bố mình đầy tự hào: “Bố tôi là một người vô cùng tốt bụng, tôi nghe các các ông bà hàng xóm vói vậy. Ở hàng xóm láng giềng khi gặp sự cố như tivi hỏng hay chập điện, bố tôi luôn sang giúp rất tận tình. Khi có đợt ủng hộ đồng bào bão lụt hay thiên tai, bố tôi luôn là người đâu tiên đăng kí..."

Tuy nhiên, đến phần chính học sinh này lại viết theo giọng truyện kiếm hiệp như sau: “Tôi nghe mẹ tôi kể hơn 20 năm trước chính bố đã giải cứu mẹ khỏi một bang cướp giết người cướp của. Bố mặc sự hiểm nguy chính mình đã lần theo bang cướp và dùng võ Kungfu đánh tan bang cướp có vũ trang và giải cứu đám con tin an toàn. Ngay sau đó bố tôi đã được nhà nước khen thưởng. Nghe mẹ tôi kể mà tôi thấy khâm phục bố”.

Phần lớn cư dân mạng cho rằng, đây là những bài văn thú vị nhưng giống phim hành động, không gần với thực tế, rất có thể là sản phẩm của việc “chém gió”.

7. Bài văn trở thành người quyền lực để đưa mẹ đi spa

Với đề tài “Nếu trở thành người quyền lực nhất đất nước Việt Nam, em sẽ làm gì?”, Vũ Hương Trà (học sinh lớp 5A2, trường Hà Nội VIP), đã chia sẻ mong muốn kiếm được nhiều tiền để “đưa mẹ đi spa ở những chỗ đảm bảo”.

“Trở thành người quyền lực nhất, kiếm nhiều tiền để đưa mẹ đi spa. Đầu tiên từ hồi nhỏ tôi chỉ mong rằng sẽ đưa mẹ đi mua sắm ở những cửa hàng toàn là hàng hiệu và đưa mẹ đi spa ở những chỗ đảm bảo. Còn bố tôi sẽ đưa bố đi đánh gofl và đi xem bóng đá và cuối cùng tôi sẽ đưa bố và mẹ tôi đi Đà Lạt nơi có những loài hoa đẹp nhất để bố mẹ thư giãn. Còn ba người nữa mà tôi không thể thiếu đó chính là hai người chị của tôi và một em trai. Khi có đông đủ mọi người, tôi sẽ đưa họ đi Hawai để tắm biển...".

Ngoài ra còn có những câu trả lời ngây ngô, “siêu bá đạo” của các em học sinh khiến người đọc không thể nhịn cười như:

Không nên đánh chó

Trước hình ảnh minh họa và câu hỏi hãy điền từ "fit (nựng) hoặc hit (đánh) vào chỗ trống. Học sinh đã có câu trả lời rất ngây thơ: Người đàn ông phải "nựng" con chó vì không nên đánh chó.


Hỏi một đường trả lời một nẻo

Để đối phó với đề "hãy điền dấu  vào chỗ thích hợp", học sinh này đã có câu trả lời không thể 'bá đạo' hơn.


MỸ AN (Tổng hợp)

Xem thêm video:

[mecloud]pP8n0ldVZz[/mecloud]

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-bai-kiem-tra-ba-dao-tren-tung-hat-gao-cua-hoc-sinh-a116424.html