+Aa-
    Zalo

    Những cái "hay" của mẹ Việt nhưng cần phải xóa bỏ ngay!

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hay dọa ma, hay nôn nóng, hay cằn nhằn, hay nói xấu người khác... Những cái "hay" đó của mẹ Việt vô tình reo rắc và hình thành những thói quen không tốt cho con.

    Hay dọa ma, hay nôn nóng, hay cằn nhằn, hay nói xấu người khác.... Những cái "hay" này của mẹ Việt vô tình reo rắc và hình thành những thói quen không tốt cho con trẻ.

    - Hay doạ cọp hoặc doạ ma nếu không ngăn được việc con đòi đi đâu đó... Điều này rất nguy hiểm là bé luôn sợ mơ hồ và nhút nhát.

    - Hay chê bai con với nhiều người khi thấy không ưng ý về con. Điều này làm người nghe mặc định bé là một đứa trẻ hư và khó dạy. Hơn nữa, sẽ gây tổn thương tâm lý trẻ. Tệ hơn, có thể dẫn đến việc trẻ trở nên yếu đuối hơn.

    - Hay tỏ ra nôn nóng sốt ruột khi thấy con người khác nặng cân hơn, thông minh hơn... Sự nôn nóng này sẽ dẫn đến việc nhiều bà mẹ Việt rất dễ bị lừa bởi các chiêu thức quảng cáo về thuốc, về dinh dưỡng. Sự nông nóng này cũng là cái bẫy khiến nhiều mẹ Việt dễ tin vào những "lời đồn thổi" trong quá trình nuôi con mà thiếu đi sự kiềm chế để kiểm chứng. Thực tế, mỗi đứa trẻ có một năng lực khác nhau và trí thông minh khác nhau. Thay vì nôn nóng thì hãy quan sát con thật kỹ, theo sát con thật sát, các bà mẹ sẽ tìm được điểm mạnh và yếu của con mình để tác động.


    - Hay tin mọi thứ theo trào lưu. Khi các phương pháp giáo dục con được đưa vào Việt Nam. Rất nhiều mẹ Việt ồ ạt chạy theo các phương pháp này mà thiếu đi sự tìm hiểu kỹ lưỡng để hiểu bản chất từng phương pháp. Điều này cũng thể hiện ở việc chọn đồ dùng, đồ chơi, đồ ăn của bé của các mẹ. Nó sẽ làm kẽ hở để các nhà làm kinh doanh lợi dụng.

    - Hay nói xấu người" không ưa" trước mặt con trẻ. Nếu đó là người quan trọng trong gia đình thì chính bé chẳng còn ai mà sợ nữa.

    - Hay cằn nhằn, so đo tranh khôn với chồng trước mặt con. Nhiều mẹ không hề biết rằng, đó chính là tiền đề của việc bé bắt đầu cảm thấy không cần tôn trọng chính cha mình.

    - Hay ghen tuông khi con không chịu theo. Vì nhiều lý do, có những khoảnh khắc mẹ bị con "từ chối". Rõ ràng điều này khiến mẹ nhàn thân hơn, nhưng nhiều mẹ vẫn nảy sinh tâm lý ghen tuông và suy nghĩ.

    - Hay nói xấu cô giáo và trường con theo học trước mặt con. Các mẹ không biết đó là nơi con cần tôn trọng và ảnh hưởng dạy dỗ hơn cha mẹ dạy.

    - Hay tỏ ra luống cuống khi có sự cố mất điện, mất nước, hỏng hóc đồ đạc. Thay bằng thái độ bực dọc bạn nên nói với con những câu như: "không hề gì, chỉ một lúc sẽ bình thường trở lại"... Con bạn qua đó sẽ rèn luyện được tính cách khách quan và tâm thế vượt qua khó khăn của con.

    - Hay vứt, xả rác khi đi du lịch và trên đường có con đi cùng. Như thế bạn đã làm gương xấu và bỏ đi bao nhiêu công dạy con gọn gàng sạch sẽ.

    - Hay đỗ xe mua đồ tuỳ tiện cả khi chở bé trên xe. Sẽ rất nguy hiểm nếu xe bị xô đổ hoặc va chạm với xe khác.

    - Hay giận cá chém thớt mà nhiều khi con vô cớ bị "phát" một cái thật đau. Nhiều người giận "bà" thì đánh "cháu bà " cho bõ tức.. Dẫu có thể là vô thức, nhưng từ những hành động nhỏ như vậy, bạn cần phải học cách kiềm chế.

    - Hay thích thú khi được lợi về mình. Đi chợ muốn cân tươi trong đo lường, muốn được thêm khi mua bằng số lượng, sẽ mua hàng khi có khuyến mãi....Cái "hay" này nên được loại bỏ bởi ở một khía cạnh nào đó, nó là tâm thế "trục lợi", mua rẻ hóa đắt.

    Còn có rất nhiều cái "hay" khác mà vô tình nhiều mẹ Việt đã tạo ra những tính cách không nên có ở trẻ như tuỳ tiện, nhấm nhẳng, tai quái, cục cằn, thiếu tình cảm tôn trọng người trên, sợ đến trường, bám mẹ. Còn nhiều cái "hay" nữa chưa thể hết với mẹ Việt!

    Theo Báo Gia đình & Xã hội

    Xem thêm video:

    [mecloud]ACZDYyccX9 [/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-cai-hay-cua-me-viet-nhung-can-phai-xoa-bo-ngay-a99960.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.