+Aa-
    Zalo

    Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 12/2021: Nới lỏng điều kiện thăng hạng giảng viên đại học

    (ĐS&PL) - Loạt các chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 12/2021, một trong số đó là việc nới lỏng điều kiện thăng hạng giảng viên đại học.

    Nới lỏng điều kiện thăng hạng giảng viên đại học

    Thông tư 31/2021/TT-BGDĐT của bộ GD&ĐT có hiệu lực từ ngày 26/12.

    Theo quy định mới tại Thông tư 31, giảng viên chỉ cần xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề, tức chỉ cần xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trong một năm trước khi thi/xét thăng hạng thay vì 3 năm liên tục như trước đây.

    Ngoài nới lỏng về mặt thời gian, các tiêu chuẩn, điều kiện về thăng hạng giảng viên đại học hầu như tương tự quy định cũ.

    Thông tư mới còn thay đổi về điểm trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng giảng viên.

    Trước đây, điểm trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng giảng viên đại học được xét theo điểm công trình khoa học của giảng viên.

    Trong đó, giảng viên trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính hạng II phải có điểm công trình khoa học đạt tối thiểu 06 điểm; xét thăng hạng giảng viên cao cấp hạng I phải đạt tối thiểu 16 điểm.

    tu thang 12 2021 noi long dieu kien thang hang giang vien dai hoc dspl 1
    Nhiều chính sách giáo dục có hiệu lực pháp luật từ tháng 12/2021. Ảnh minh họa 

    Theo quy định mới, việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng không chỉ dựa vào điểm công trình khoa học nữa mà thay bằng điểm kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ như kết quả hướng dẫn nghiên cứu sinh, sách đào tạo đã được xuất bản…

    Cụ thể, người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng giảng viên chính hạng II (V.07.01.02) là viên chức được Hội đồng xét thăng hạng xác định đạt tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng, trong đó điểm kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ quy đổi đạt tối thiểu 3,5 điểm.

    Người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng giảng viên cao cấp hạng I (mã số: V.07.01.01) là viên chức được Hội đồng xét thăng hạng xác định đạt tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng, trong đó điểm kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ quy đổi đạt tối thiểu 8 điểm.

    Người trúng tuyển lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp được giao.

    Thẩm định và lựa chọn tài liệu để sử dụng trong trường mầm non

    Thông tư 30/2021/TT-BGDĐT quy định về việc biên soạn, thẩm định và lựa chọn tài liệu để sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 21/12/2021.

    Theo thông tư này, tài liệu dành cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non phải đáp ứng các yêu cầu như: Nội dung, hình thức của tài liệu phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lý, đạo lý, thuần phong mỹ tục; Đảm bảo tính khoa học, sư phạm, thẩm mỹ, đảm bảo quyền trẻ em; Phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục mầm non.

    Các thuật ngữ, các khái niệm, định nghĩa, sự kiện, hình ảnh bảo đảm tính chính xác, khách quan, nhất quán; các hình ảnh, sự kiện, số liệu có nguồn gốc rõ ràng.

    Hình thức trình bày tài liệu cân đối, hài hoà, hệ thống ký hiệu, biểu tượng, kiểu chữ, cỡ chữ, tranh, ảnh, bản đồ, hình vẽ phù hợp với nội dung giáo dục và quy định của pháp luật Việt Nam.

    Chương trình Giáo dục thường xuyên về Tiếng Anh thực hành

    Có hiệu lực ngay từ những ngày đầu tháng 12 là Thông tư 28/2021/TT-BGDĐT ban hành Chương trình Giáo dục thường xuyên về Tiếng Anh thực hành. Thông tư này chính thức có hiệu lực từ ngày 5/12.

    Theo đó, mục tiêu của Chương trình là người học có kiến thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp tiếng Anh để sử dụng theo nhu cầu; giao tiếp thành thạo Tiếng Anh thông qua bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết…

    Người học cần đạt yêu cầu về năng lực đặc thù theo 6 bậc và theo bốn kĩ năng giao tiếp trên Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Nội dung dạy học trong Chương trình được thiết kế theo kết cấu đa thành phần theo các phương pháp: dạy học cá nhân hóa; dạy học tích hợp; phát triển năng lực tự học; ứng dụng công nghệ trong dạy học.

    Giáo viên phải đạt chuẩn năng lực Tiếng Anh, năng lực sư phạm, đồng thời sẽ được hướng dẫn đầy đủ về nội dung và cách thức triển khai chương trình này.

    Thủy Tiên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-chinh-sach-giao-duc-co-hieu-luc-tu-thang-122021-noi-long-dieu-kien-thang-hang-giang-vien-dai-hoc-a520880.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Cựu giảng viên Đại học Ngoại ngữ bỏ nghề giáo theo đuổi đam mê hội họa, tác giả bộ tranh

    Cựu giảng viên Đại học Ngoại ngữ bỏ nghề giáo theo đuổi đam mê hội họa, tác giả bộ tranh "gây bão" mạng xã hội

    Từng dành một khoảng thời gian dài làm giảng viên tại Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội nhưng cuối cùng nữ họa sĩ Nguyễn Vũ Xuân Lan – tác giả bộ tranh “Nhật ký đi tiêm vaccine” đã từ bỏ công việc giảng dạy và quyết định theo đuổi đam mê nghệ thuật của mình.