+Aa-
    Zalo

    Những chính sách mới ấn tượng trong năm 2015

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Không cấm kết hôn đồng giới, cho mang thai hộ, tăng lương cho nhiều đối tượng… là những chính sách mới có tầm ảnh hưởng trong năm 2015.

    (ĐSPL) – Không cấm kết hôn đồng giới, cho mang thai hộ, tăng lương cho nhiều đối tượng… là những chính sách mới đưa đến thay đổi lớn trong năm 2015.

    Chính sách cho đối tượng tinh giản biên chế

    Ảnh minh họa.

    Theo Nghị định về chính sách tinh giản biên chế có hiệu lực từ 10/1/2015, những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi đời dưới 53 tuổi đối với nam, dưới 48 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi hoặc có tuổi đời dưới 58 tuổi đối với nam, dưới 53 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định, nếu thôi việc ngay thì được trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm và được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.

    Bên cạnh đó, cán bộ, công chức, viên chức do sắp xếp tổ chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ bầu cử. Trường hợp đã giữ chức vụ theo thời hạn được bổ nhiệm hoặc nhiệm kỳ bầu cử còn dưới 6 tháng thì được bảo lưu 6 tháng.

    Chậm làm sổ đỏ phạt đến 1 tỷ đồng

    Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định: Đối với trường hợp tổ chức được Nhà nước giao đất xây dựng nhà ở để bán nhận trách nhiệm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, người nhận quyền sử dụng đất ở mà chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận kể từ ngày bàn giao nhà ở, đất ở thì sẽ bị phạt từ 10 triệu đến 1 tỷ đồng tùy thời gian làm chậm và số hộ gia đình, cá nhân bị làm chậm.

    Cũng theo Nghị định này, hành vi lấn chiếm đất ở sẽ bị phạt từ 5-10 triệu đồng.

    Nghị định có hiệu lực từ 1/1/2015.

    Không cấm kết hôn đồng giới, cho mang thai hộ

    Ảnh minh họa.

    Nếu theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, việc kết hôn giữa những người đồng giới bị cấm thì từ 1/1/2015, Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 đã bỏ quy định “Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”.

    Tuy nhiên, Luật 2014 vẫn quy định “Không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Như vậy, những người đồng giới tính vẫn có thể kết hôn, nhưng sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra. Luật cũng cho phép việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, tuy nhiên người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ.

    Quy định mới về chế độ tài sản của vợ chồng

    Theo nghị định 126/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/2/2015, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình thì tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật sẽ gồm: Tài sản vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác; Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng,...

    Bên cạnh đó, thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân gồm: Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp (trừ khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng); Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ Luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước; Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

    Xử lý kịp thời cán bộ sách nhiễu dân

    Theo Nghị định 04/2015/NĐ-CP về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải kịp thời có những biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của pháp luật đối với những cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm, sách nhiễu, gây phiền hà, tham nhũng trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức.

    Nghị định có hiệu lực từ ngày 25/02/2015.

    Mở rộng đối tượng tham gia BHYT

    Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi có hiệu lực, từ 1/1/2015, người dân sẽ phải bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế. Điều này đồng nghĩa với việc người dân khi ốm đau đều được bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ y tế. Khi mua BHYT theo hộ gia đình, người dân sẽ được giảm trừ mức đóng. Người thứ hai, ba, bốn lần lượt sẽ bằng 70\%, 60\%, 50\% mức đóng của người thứ nhất. Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40\% mức đóng của người thứ nhất.

    Tăng lương tối thiểu vùng từ 250.000đ đến 400.000đ

    Theo Nghị định 103/2014/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động sẽ được tính tăng hơn.

    Cụ thể, các đối tượng ở Vùng I (bao gồm các quận và một số huyện của TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, một số đô thị của các địa phương khác): 3.100.000 đồng/tháng. Vùng II (các huyện còn lại thuộc TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã, huyện có thu nhập bình quân tính trên đầu người cao): 2.750.000 đồng/tháng. Vùng III (bao gồm các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng I, II) và một số thị xã, huyện có thu nhập bình quân tính theo đầu người tương đối cao): 2.400.000 đồng/tháng. Vùng IV (bao gồm các địa phương còn lại): 2.150.000 đồng/tháng.

    Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới sẽ cao hơn mức lương hiện nay từ 250.000 đến 400.000 đồng/tháng.

    Nhiều đối tượng được tăng thêm 8\% lương

    Theo đó, từ ngày 1/1/2015 sẽ tăng thêm 8\% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng sau:

    Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.

    Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 và Nghị định số 9/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng.

    Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000, Quyết định số 613/QĐ-TTgngày 6/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

    Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111 - HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng.

    Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008, Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 6/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

    Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

    Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-chinh-sach-moi-an-tuong-trong-nam-2015-a84202.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tinh giản 100.000 biên chế: Sai lầm từ khâu tuyển đầu vào

    Tinh giản 100.000 biên chế: Sai lầm từ khâu tuyển đầu vào

    (ĐSPL) - Đề xuất của bộ Nội vụ dự kiến tinh giản 100.000 công, viên chức khiến nhiều cán bộ lo lắng khi đứng trước nguy cơ thất nghiệp. Trong số đó phải kể đến những thành phần "được gửi gắm", những người chuyên môn kém, năng lực hạn chế.