+Aa-
    Zalo

    Những chính sách về giáo dục có hiệu lực từ tháng 11/2022

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm phải có từ 5 năm trở lên làm giảng viên là một trong số những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 11/2022.

    nhung chinh sach ve giao duc co hieu luc tu thang 11 2022 dspl 1
    Những chính sách về giáo dục có hiệu lực từ tháng 11/2022. Ảnh minh họa 

    Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GD&ĐT

    Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24/10/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ GD&ĐT.

    Nghị định 86/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/11/2022.

    Theo đó, Bộ GD&ĐT là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên về: mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; quy chế thi, tuyển sinh, đào tạo và văn bằng, chứng chỉ; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục; quản lý nhà nước về tiếng Việt và tiếng các dân tộc; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

    Về cơ cấu tổ chức, Bộ GD&ĐT có 20 tổ chức thuộc Bộ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm:

    1- Vụ Giáo dục Mầm non;

    2- Vụ Giáo dục Tiểu học;

    3- Vụ Giáo dục Trung học;

    4- Vụ Giáo dục Đại học;

    5- Vụ Giáo dục thể chất;

    6- Vụ Giáo dục dân tộc;

    7- Vụ Giáo dục thường xuyên;

    8- Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh;

    9- Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên;

    10- Vụ Tổ chức cán bộ;

    11- Vụ Kế hoạch - Tài chính;

    12- Vụ Cơ sở vật chất;

    13- Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;

    14- Vụ Pháp chế;

    15- Văn phòng;

    16- Thanh tra;

    17- Cục Quản lý chất lượng;

    18- Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;

    19- Cục Công nghệ thông tin;

    20- Cục Hợp tác quốc tế.

    Ngoài ra, Bộ GD&ĐT còn có 3 đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ gồm: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Báo Giáo dục và Thời đại; Tạp chí Giáo dục.

    Kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm phải có từ 5 năm trở lên là giảng viên

    Theo quy định tại Thông tư số 14/2022/TT-BGDĐT do Bộ GD&ĐT mới ban hành quy định về kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm.

    Mục đích ban hành quy định về kiểm định viên nhằm làm căn cứ để cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền quản lý hoạt động của kiểm định viên, để xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan biết và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên, làm cơ sở để nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm định viên, đáp ứng yêu cầu công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm.

    Tiêu chuẩn của kiểm định viên: Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, công tâm trong công việc; có thái độ và phong cách làm việc chuyên nghiệp, khoa học; có trách nhiệm, hợp tác trong công việc; tuân thủ pháp luật; có hiểu biết sâu, rộng và kinh nghiệm thực tiễn về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm; am hiểu chính sách, pháp luật về giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm; có khả năng độc lập, tự chủ đưa ra nhận xét, đánh giá và khuyến nghị về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành; có từ 5 năm trở lên là giảng viên hoặc hoạt động trong lĩnh vực quản lý giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm; Có thẻ kiểm định viên còn hiệu lực.

    Thông tư quy định những việc kiểm định viên không được làm gồm: Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên để thực hiện hành vi trái nguyên tắc của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nhằm trục lợi từ cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan; móc nối, quan hệ với cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để làm trái quy định pháp luật trong việc thương thảo, ký kết hợp đồng tư vấn kiểm định chất lượng giáo dục, ảnh hưởng đến lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ cơ sở giáo dục và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan ngoài khoản thù lao, chi phí đã thỏa thuận theo hợp đồng đã ký kết và theo quy định pháp luật; xúc phạm danh dự hoặc hạ thấp uy tín của đồng nghiệp; lợi dụng ảnh hưởng của mình để can thiệp trái quy định vào hoạt động của đồng nghiệp. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

    Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 25/11/2022.

    Thủy Tiên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-chinh-sach-ve-giao-duc-co-hieu-luc-tu-thang-11-2022-a555985.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan