+Aa-
    Zalo

    Những con đường đến trường ấn tượng nhất Việt Nam

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) – “Đu dây” đến trường; đẩy xe vượt đèo trong mây núi kín mặt; cô giáo chui vào túi nilông qua suối dạy học… là những con đường đến trường ấn tượng nhất Việt Nam.

    (ĐSPL) – “Đu dây” đến trường; đẩy xe vượt đèo trong mây núi kín mặt; cô giáo chui vào túi nilông để qua suối dạy học… là những con đường đến trường ấn tượng nhất Việt Nam.

    Cô giáo chui vào túi nilông để... qua suối dạy học

    Ngày 17/3, trên báo Tuổi Trẻ đăng bài kèm clip về thầy cô giáo, học sinh ở bản Sam Lang (xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) phải chui vào túi nilông và nhờ người biết bơi kéo qua suối để đến trường khiến rất nhiều người kinh ngạc và ấn tượng.

    Cô giáo chui vào túi nilông để... qua suối dạy học.

    Qua đó, mọi người thầm khâm phục những người giáo viên không quản gian khó, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng vẫn hết lòng để mang con chữ đến với học sinh thân yêu.

    “Đu dây” tìm đến con chữ giữa lòng Hà Nội

    Để đến trường, những học sinh ở làng Ngọc Liễu (Nghiêm Xuyên, Thường Tín, Hà Nội) phải đi trên chiếc thuyền nhỏ, cũ nát, 'người lái' dùng 1 sợi dây nối hai bên bờ sông để kéo.

    Những con đường đến trường ấn tượng nhất Việt Nam
    Học sinh ở làng Ngọc Liễu (Nghiêm Xuyên, Thường Tín, Hà Nội) phải "đu dây" tìm đến con chữ - Ảnh: Khám phá.

    Chiếc thuyền qua sông không hề có mái che, không mui, không động cơ mà chỉ dùng sức người để kéo.

    Con đường đến trường vất vả với bao hiểm nguy là thế nhưng các em học sinh (có em mới chỉ 4, 5 tuổi) vẫn cố gắng hết sức để tìm đến con chữ với mong muốn thay đổi cuộc đời.

    Thầy – trò đẩy xe vượt đèo trong mây núi kín mặt

    Đến Hương Khê, Hà Tĩnh chứng kiến cảnh từng tốp học sinh gò lưng đẩy xe đạp vượt đèo Ha Lin đi học, mồ hôi ứa chảy trong mây mù, giá lạnh của mùa đông nơi rừng núi, không ai không khỏi chạnh lòng.

    Những con đường đến trường ấn tượng nhất Việt Nam
    Học sinh đẩy xe vượt đèo tới trường - Ảnh: Trang tin huyện Hương Khê.

    Những giáo viên nơi đây cũng chịu rất nhiều thiệt thòi. Có trường không có nhà công vụ cho thầy, cô giáo, có trường có nhà công vụ cho cán bộ thì lại không đầy đủ và xuống cấp, vật dụng thì thiếu thốn. Được biết, thầy hiệu trưởng của trường tiểu học Hương Liên (Hương Khê, Hà Tĩnh), nhà ở xã Hương Trạch (giáp Quảng Bình), từ nhà đến trường trên 40km. Cứ mờ sáng là thầy đi, trưa ở lại bán trú cùng mấy đồng nghiệp, tối lại về nhà. Trung bình mỗi tháng thầy đi dạy với quãng đường hơn 1500km.

    Nhìn những tốp học sinh trong tấm áo mong manh, đẩy xe vượt đèo trong mây núi kín mặt, những giáo viên vượt chặng đường xa xôi trong cái rét cắt da cắt thịt để thấy rằng điều kiện học hành ở các trường vùng cao vẫn còn rất nhiều điều trăn trở.

    Học sinh chèo bè vượt sông dữ đến trường

    Hàng ngày, các em học sinh 9, 10 tuổi tại thôn Xuân Lũng, xã Bình Trung, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn phải thức dậy từ 4h, 5h sáng để chuẩn bị cơm nắm và trải qua hành trình chèo đò tự chế qua con sông Kỳ Cùng sâu hàng chục mét để kịp giờ tới trường.

    Những con đường đến trường ấn tượng nhất Việt Nam
    Học sinh chèo bè vượt sông dữ đến trường - Ảnh: Trang tin Tiin.

     

    Hành trang các em nơi đây mang đến lớp không chỉ là sách vởi mà còn là những mái chèo, những chiếc khóa để xích đò vào gốc cây tránh bị trôi mất.

    Cược tính mạng với “hà bá” để đi học

    Học sinh ở Trường Tiểu học Sơn Ba (Quảng Ngãi) và hàng chục giáo viên ngày nào cũng phải đánh cược tính mạng của mình với “hà bá” để vượt qua sông Re bằng bè kéo dây thừng đi học và đi dạy. Vì vậy, nhiều người dân ví von gọi người dân nơi đây bằng cái tên "làng đu dây".

    Những con đường đến trường ấn tượng nhất Việt Nam
    Học sinh "làng đu dây" tới trường - Ảnh: Báo Quảng Ngãi.

    Bởi chưa có cầu qua sông nên việc đến lớp của giáo viên và học sinh nơi đây gặp muôn vàn khó khăn. Những khi nước lũ trên sông dâng cao, người kéo bè không dám vượt sông thì học sinh nghỉ học hàng loạt. Do đó, những ngày mưa lớn thì dựa vào lịch phân công, tùy theo bến đò, sau khi kết thúc buổi dạy, giáo viên còn có nhiệm vụ túc trực theo dõi học sinh đi bè qua sông về nhà.

    Một tin vui đã đến với xã Sơn Ba khi ngày 11/2, UBND huyện Sơn Hà đã tiến hành xây dựng cầu Mò O, với tổng kinh phí trên 26,5 tỉ đồng. Nỗi ám ảnh, sợ hãi từ bao đời nay khi qua lại bằng bè kéo tay của hàng ngàn người dân, thầy – trò ở bờ Đông con sông Rin, xã Sơn Ba sẽ chấm dứt trong một ngày gần đây.

    Kim Linh(Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-con-duong-den-truong-an-tuong-nhat-viet-nam-a25912.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan