+Aa-
    Zalo

    Những điều cần biết về bệnh viêm loét dạ dày

    ĐS&PL Bệnh viên loát dạ dày là bệnh thường gặp ở nhiều người. Trong giai đoạn mới phát hiện, bệnh có thể chữa trị hoàn toàn.

    Bệnh viên loát dạ dày là bệnh thường gặp ở nhiều người. Trong giai đoạn mới phát hiện, bệnh có thể chữa trị hoàn toàn tuy nhiên khi để sang giai đoạn mãn tính, việc chữa trị gặp nhiều khó khăn và dễ gây biến chứng. Vậy bệnh viêm loét dạ dày và những điều cần biết về căn bệnh này là gì?

    Viêm loét dạ dày là gì?

    Viêm loét dạ dày là tổn thương gây loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi màng lót của dạ dày, tá tràng bị thủng và mô bên dưới bị lộ ra. Vết loét ở dạ dày xảy ra nhiều gấp 4 lần ở tá tràng.

    Nguyên nhân gây bệnh

    Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày dày như sử dụng nhiều bia rượu và lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, căng thẳng tâm lý, trong đó có thể kể đến là do vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori).

    Ngoài ra, chế độ ăn uống và sinh hoạt không điều độ cũng là nguyên nhân bị viêm loét dạ dày do quá trình bài tiết dịch vị tiêu hóa trong dạ dày bị rối loạn, dẫn đến tăng tiết acid gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

    Viêm loét dạ dày cho nhiều nguyên nhân gây ra. Ảnh: Internet

    Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày

    Tùy vào từng cá nhân mà bệnh viêm loét dạ dày có các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng gồm: Đầy hơi, đau bụng, rối loạn đại tiện, đột ngột giảm cân, thiếu máu, đau tức vùng bụng trên, nôn ra máu..

    Nguyên nhân đau dạ dày

    Những người dễ bị mắc bệnh viêm loét dạ dày là do các nguyên nhân sau:

    Thường xuyên hút thuốc lá và uống bia rượu

    Những người dễ bị mắc bệnh viêm loét dạ dày phải kể đến là những người thường xuyên hút thuốc và uống bia rượu. Trong khói thuốc lá có đến có hơn 200 loại có hại cho sức khỏe của con người, trong đó đáng lưu ý nhất là chất nicotine.  Chất nicotine gây kích thích cơ chế tiết ra nhiều cortisol – tác nhân chính làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Khi hút thuốc, tuyến nước bọt sẽ bị mất cân bằng khiến lượng nước bọt tiết ra ít từ đó làm cho quá trình trung hòa axit trong dạ dày bị giảm.

    Căng thẳng thần kinh (stress)

    Những người thường xuyên bị căng thẳng thần kinh sẽ làm tăng yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày, làm cho axit HCl tăng cao, làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể vì vậy sẽ có nguy cơ mắc bệnh về dạ dày cao hơn.

    Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm

    Những loại thuốc này làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, đây là chất bảo vệ niêm mạc dạ dày của bạn. Sử dụng các loại thuốc này một cách thường xuyên là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng.

    Thói quen sinh hoạt không đều độ

    Việc sinh hoạt không điều độ như: thức khuya, không ăn sáng, ăn uống không đúng giờ giấc, ăn khuya, lười vận động… không những ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung mà là nguyên nhân dễ dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng.

    Vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn Hp)

    Một trong những tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm loét dạ dày là vi khuẩn Hp. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn Helicobacter pylori sẽ chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.

    Sau đó, vi khuẩn Helicobacter pylori sẽ tiết ra một số chất làm kích thích dạ dày tiết ra axit nhiều hơn mức bình thường, những loại axit dư thừa gây tổn thương cho lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây bệnh viêm loét dạ dày.

    Viêm loét dạ dày nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ảnh: Internet

    Làm thế nào để xác định bệnh đau dạ dày

    Hiện nay, nội soi được cho là phương pháp hiệu quả nhất để xác địnhbệnh viêm loét dạ dày. Theo đó, bác sĩ sẽ dùng một ống soi mềm nhỏ đường kính khoảng 9 mm, đưa vào qua đường miệng, sau đó chẩn đoán bệnh qia hình ảnh quan sát được trên máy soi.

    Không thể dùng siêu âm hay CT để chẩn đoán chính xác bệnh đau dạ dày do trong dạ dày và đường tiêu hóa có đầy khí mà khí là kẻ thù của siêu âm, của CT.

    Điều trị viêm dạ dày

    Để điều trị viêm dạ dày, ngoài chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, hạn chế các thức ăn có chất kích thích, khi bị bệnh bạn nên đi thăm khám bác sĩ để chuẩn đoán bệnh và có phương phương pháp điều trị thích hợp.

    Bệnh viêm loét dạ dày nếu mới chớm phát hiện sẽ dễ điều trị nếu để chuyển sang giai đonạ mãn tính sẽ khó chữa khỏi dứt điểm và dễ gây các biến chứng đáng tiếc. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mình bị viêm loét dạ dày, bạn cần đi khám để phát hiện bệnh kịp thời.

    Hiện nay, nhiều người bị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng truyền tai nhau về thầy thuốc, lương y Đoàn Duy Khánh (Nam Định) có khả năng cứu chữa cho hàng ngàn bệnh nhân bị mắc bệnh dạ dày tá tràng.

    “Tiếng lành đồn xa” sau khi chữa khỏi cho một vài bệnh nhân, nhiều bệnh nhân khác được giới thiệu đến lương y, qua các lần thăm khám và bốc thuốc từ những vị thuốc hoàn toàn từ thiên nhiên, nhiều bệnh nhân đã “đoạn tuyệt” với căn bệnh này.

     Thanh Phượng (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-viem-loet-da-day-a218586.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan