+Aa-
    Zalo

    Những điều ít biết về chùa Bồ Đề

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Chùa Bồ Đề từ lâu được biết đến là nơi cưu mang trẻ bị bỏ rơi, song gần đây lại chao đảo trước nghi án mua bán trẻ.

    (ĐSPL) - Chùa được gọi tên Chùa Bồ Đề vì xa xưa trong làng có hai cây bồ đề cao, nổi bật giữa những làng quê ven sông Hồng, ngang đỉnh tháp chùa Báo Thiên ở trong Kinh thành Thăng Long ở bên kia sông.

    Ni sư Thích Đàm Lan giữ chức trụ trì chùa Bồ Đề khi mới 16 tuổi và từng là 1 trong 10 công dân ưu tú thủ đô năm 2011.

    Những điều ít biết về chùa Bồ Đề và NS Thích Đàm Lan

    Chùa Bồ Đề hiện đang bị cơ quan công an điều tra về vụ việc mua bán trẻ em.

    Chùa Bồ Đề nằm ở số 90, phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội (trước kia thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội).

    Chùa Bồ Đề có tên chữ gọi là Thiên Sơn tự, được kiến tạo vào cuối đời nhà Trần (khoảng 1427) trên gò đất cao nên gọi là Núi Trời, nhờ vậy có tên chữ là Thiên Sơn.

    Chùa được gọi tên Chùa Bồ Đề vì xa xưa trong làng có hai cây bồ đề cao, nổi bật giữa những làng quê ven sông Hồng, ngang đỉnh tháp chùa Báo Thiên ở trong Kinh thành Thăng Long ở bên kia sông.

    Sau thời gian bị chiến tranh tàn phá, đến năm 1641, Chùa Bồ Đề mới được trùng tu tôn tạo lại trên nền chùa cũ. Đến giữa thế kỷ thứ XVIII, di tích dinh Bồ Đề, chùa và vùng phụ cận lại tiếp tục bị chiến tranh hủy hoại.

    Vào năm 1874, đời vua Tự Đức thứ 27, trụ trì chùa là Đại sư Thích Nguyên Biểu tự hiệu Nhất Thiết đại sư (1835 – 1906). Thời gian làm trụ trì, Đại sư Thích Nguyên Biểu đã cho trùng tu tôn tạo trên nền chùa cũ. Ngoài ra, Đại sư còn khắc án văn Hoa Nghiêm kinh và Pháp Hoa kinh.

    Tiếp đó, đến đầu thế kỷ thứ XX, chùa Bồ Đề trở thành trung tâm đào tạo Tăng Ni thuộc Hội phật giáo VN do HT. Thích Trí Hải đảm trách.

    Năm 1946, giặc Pháp gây chiến, trường dời đi nơi khác. Chùa Bồ Đề chỉ còn lại NS Thích Đàm Thanh trụ giữ.

    Năm 1951, thành phố bị lũ lớn, chùa bị sạt lở nên chỉ còn lại tòa thượng điện.

    Đến năm 1971, HT Thích Trí Hải cùng tăng ni, thật tử tiếp tục tiến hành trùng tu lại chùa: kê kích toàn bộ thượng điện và xây dựng lại phía sau, nâng cao nền chùa.

    Năm 1972, chức trụ trì chùa Bồ Đề được đảm nhận bởi NS.Thích Đàm Lan khi mới 16 tuổi (Ni sư Thích nữ Đàm Lan sinh năm 1956, tại Hải Dương).

    Từ năm 1989, sư thầy Đàm Lan bắt đầu cưu mang những trẻ sơ sinh bị bỏ rơi.

    Được cho là người cưu mang, đùm bọc và che chở hàng trăm trẻ mồ côi hoặc bị bỏ rơi dưới mái chùa Bồ Đề với sự ủng hộ của nhiều nhà hảo tâm nên năm 2011, Ni sư Thích nữ Đàm Lan đã được Hội đồng Thi đua khen thưởng Hà Nội bình xét và lựa chọn là 1 trong 10 Công dân ưu tú thủ đô có nhiều thành tích nổi bật trong công tác từ thiện xã hội.

    Tuy nhiên, thời gian gần đây, dư luận đang xôn xao chuyện chùa Bồ Đề mua bán con nuôi.

    Mới đây, ngày 3/8, cơ quan Công an Hà Nội cho biết đã tiến hành bắt  Nguyễn Thị Thanh Trang (36 tuổi) phục vụ và trông giữ trẻ ở chùa Bồ Đề, (quận Long Biên, Hà Nội) và Phạm Thị Nguyệt (35 tuổi, Ninh Bình) vì có hành vi mua bán trẻ em.

    Những điều ít biết về chùa Bồ Đề và NS Thích Đàm Lan

    Liên quan đến vụ bảo mẫu Nguyễn Thanh Trang, Chùa Bồ Đề vừa bị bắt về hành vi mua bán trẻ em, sư thầy Thích Đàm Lan nói "Về việc này, nhà chùa không ngờ tới Trang đã làm như vậy và cũng không ngờ Trang là con người như thế".

    Theo cơ quan công an, 3 người khác cũng được triệu tập để lấy lời khai liên quan đến việc mua bán bé Cù Nguyên Công với giá 35 triệu đồng.

    Công an Hà Nội cũng đã triệu tập Ni sư Thích Đàm Lan để thẩm tra nhưng chưa xác định có dấu hiệu liên quan nên nên Ni sư Thích Đàm Lan không bị bắt giữ.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-dieu-it-biet-ve-chua-bo-de-a44476.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan