+Aa-
    Zalo

    Những điều vô lý trong phim "Người phiên dịch" của Dương Mịch

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Bộ phim lần đầu tiên khai thác đề tài phiên dịch mới mẻ nên khó tránh khỏi những cặp mắt “soi” tinh tường của cư dân mạng.

    (ĐSPL) - Bộ phim lần đầu tiên khai thác đề tài phiên dịch mới mẻ nên khó tránh khỏi những cặp mắt “soi” tinh tường của cư dân mạng.

    Lỗi đầu tiên nằm ở ngay chính tiêu đề phim. Tên gốc tiếng Trung của phim là “Phiên dịch quan”. Thực chất trong ngành phiên dịch không hề có chức danh này. Thông thường sẽ chỉ có hai tên gọi là phiên dịch viên hoặc phiên dịch. Người trong ngành cũng đã xác nhận không có chức danh này.

    Lỗi thứ hai nằm ở bản CV sơ sài của nữ chính Kiều Phi (Dương Mịch). Ảnh hồ sơ của cô nàng để tóc xoã che mất tai, địa chỉ thì viết sai chữ. Phần tự giới thiệu bản thân viết rất sơ sài, đến dấu chấm, dấu phẩy cũng lộn xộn. Vậy mà cô nàng lại được nhận vào làm thực tập trong viện phiên dịch thì quả là một điều lạ lùng.


    Lỗi thứ ba nằm ở trường đại học bên Thuỵ Sĩ nơi Kiều Phi từng du học. Trường này xét học bổng dựa trên thành tích, nhưng Trình Gia Dương (Hoàng Hiên) – một cá nhân không thuộc đơn vị này lại có quyền trừ một nửa điểm số của học sinh trong trường, thậm chí không cần phải thực hiện bất cứ điều tra gì. Vậy mới nói, trên phim thì điều gì cũng có thể.

    Lỗi thứ tư nằm ở nhân vật chính Kiều Phi. Cô nàng đã tốt nghiệp khoa tiếng Pháp, được nhận làm thực tập sinh của viện phiên dịch nhưng lại vẫn cặm cụi vất vả đi làm thêm ở quán bar như sinh viên năm nhất. Với khả năng dịch viết của mình, cô nàng hoàn toàn có thể nhận tài liệu dịch thuật, làm việc nhàn hạ với mức lương cao hơn nhiều.


    Lỗi thứ 5 nằm ở cảnh dịch cabin của Kiều Phi. Thông thường khi dịch cabin, dù có trí nhớ tốt đến mấy, phiên dịch viên vẫn phải chuẩn bị giấy, bút và tài liệu có sẵn để đảm bảo nội dung dịch. Nhưng trong cảnh quay, trong tay Kiều Phi không hề có bút, trên bàn trống trơn, không có tài liệu. Cô nàng còn nhắm tịt mắt để… phiên dịch, trông chẳng khác nào đang quay một chương trình giải trí.


    Lỗi thứ 6 nằm ở việc khẩu hình của các diễn viên không khớp với lời thoại khi nói tiếng Pháp. Trong phim, Dương Mịch và Hoàng Hiên đều vào vai phiên dịch chuyên nghiệp, nhưng phần lớn khẩu hình đều không khớp với thoại. Trang phục và kiểu tóc của Dương Mịch trong phim cũng được cho là sai lệch nhiều so với ngoài đời. Dương Mịch thường xuất hiện với váy ngắn, giày cao gót đủ màu và mái tóc dài quá vai. Trên thực tế, các nữ phiên dịch thường để tóc ngắn ngang tai, giày thường là giày da đế bằng màu đen.

    Lỗi cuối cùng nằm ở đất nước Thuỵ Sĩ xinh đẹp – nơi in dấu kỷ niệm của toàn bộ dàn nhân vật chính trong phim. Ngôn ngữ chính ở Thuỵ Sĩ thật ra là… tiếng Đức. Trong khi đó, có rất nhiều nơi chọn tiếng Pháp là ngôn ngữ chính như Pháp, Canada. Nhưng lạ thay, sinh viên ngành tiếng Pháp Kiều Phi lại chọn Thuỵ Sĩ để du học.


    "Người phiên dịch" mới chỉ đi được một nửa chặng đường của 42 tập phim, có lẽ vẫn còn nhiều lỗi sai nữa được khán giả chỉ ra. Dẫu vậy, không thể phủ nhận rằng bộ phim vẫn đang thu hút rất nhiều người xem và mỗi ngày lại có những tình tiết hấp dẫn khiến fan không thể rời mắt khỏi màn hình vì nó.

    Hương Nguyễn/ Theo ent.ifeng

    Nguồn: Người Đưa Tin

    Mời độc giả xem thêm video Giải trí:

    [mecloud]gsJoxFC9zA[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-dieu-vo-ly-trong-phim-nguoi-phien-dich-cua-duong-mich-a134149.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.