+Aa-
    Zalo

    Những dự án giao thông nào do địa phương quản lý đang “vỡ” kế hoạch

    ĐS&PL Thông tin về tình hình triển khai một số dự án giao thông lớn do địa phương làm chủ đầu tư, Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT) cho biết, đến thời điểm hiện tại, có 3 dự án giao thông lớn đang không đáp ứng được tiến độ thi công theo kế hoạch.

    Theo đó, đáng lo ngại nhất là dự án tuyến tránh phía Đông TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Tính đến ngày 1/2/2023, sản lượng thi công của dự án mới đạt 15,6%, chậm 38% so với kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) chậm kéo dài, chi phí GPMB vượt hơn 331 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được duyệt.

    Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị gửi UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức kiểm tra, rà soát khối lượng GPMB thực tế so với khối lượng phê duyệt trong TMĐT để cân đối hỗ trợ phần chi phí GPMB phát sinh.

    Đồng thời, yêu cầu chủ đầu tư phối hợp, làm việc với các cơ quan có liên quan của tỉnh để sớm tháo gỡ khó khăn và hoàn tất các thủ tục đầu tư theo quy định, chỉ đạo nhà thầu thi công tập trung thi công bù lại tiến độ đã chậm, đảm bảo hoàn thành dự án theo kế hoạch năm 2023.

    thi cong ql37 1667446029454874338935
    Vướng mắc về mặt bằng và nhà thầu thi công chậm khiến dự án đầu tư xây dựng nâng cấp QL37 đoạn Km280 - Km340 bị "vỡ" kế hoạch về đích.

    Tiếp đó là 2 dự án giao thông do Sở GTVT Yên Bái đảm nhận bị chậm kế hoạch về đích.

    Cụ thể, tại dự án nâng cấp QL32C đoạn Hiền Lương - TP Yên Bái (Km79 - Km96+500), tỉnh Yên Bái, hiện nay, mặt bằng mới được bàn giao gần 74%, công tác GPMB phần còn lại chưa được thực hiện do chi phí GPMB vượt khoảng 100 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư đã duyệt, chủ yếu do địa phương có thay đổi đơn giá đất. Vướng mắc về GPMB khiến sản lượng thi công dự án mới đạt 81%, không hoàn thành theo kế hoạch tháng 12/2022.

    Đối với dự án đầu tư xây dựng nâng cấp QL37 đoạn Km280 - Km340, tỉnh Yên Bái, diện tích mặt bằng được bàn giao cũng chỉ đạt khoảng 90%, chưa GPMB phần còn lại do chi phí GPMB vượt khoảng 30 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư đã duyệt do địa phương có thay đổi đơn giá đất. Sản lượng thi công đạt khoảng 95%, không hoàn thành theo kế hoạch tháng 12/2022 do vướng mặt bằng và nhà thầu thi công chậm.

    “Với 2 dự án trên, UBND tỉnh Yên Bái đã có văn bản đề nghị bổ sung vốn, kéo dài thời gian thực hiện và điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh dự án”, Cục Quản lý đầu tư xây dựng thông tin.

    Cuối cùng là dự án nâng cấp QL21B đoạn Chợ Dầu - Ba Đa do Sở GTVT Hà Nam phụ trách cũng rơi vào tình trạng “vỡ” tiến độ, không hoàn thành kế hoạch trong tháng 12/2022, sản lượng thi công hiện mới đạt 95% giá trị hợp đồng.

    Cục Quản lý đầu tư xây dựng cho biết, để dự án sớm hoàn thành, chủ đầu tư đang hoàn chỉnh các thủ tục bố trí vốn và kéo dài thời gian thực hiện. Bộ GTVT cũng đã yêu cầu chủ đầu tư phối hợp với cơ quan tham mưu của Bộ để sớm hoàn thành các thủ tục theo quy định.

    Nguyễn Lâm

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-du-an-giao-thong-nao-do-dia-phuong-quan-ly-dang-vo-ke-hoach-a565107.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Thủ tướng đặt 5 câu hỏi với bộ GTVT về thực hiện dự án cao tốc Bắc-Nam

    Thủ tướng đặt 5 câu hỏi với bộ GTVT về thực hiện dự án cao tốc Bắc-Nam

    "Bộ GTVT báo cáo kết quả việc chỉ định thầu thế nào? Đã đúng quy định chưa? Chặt chẽ và có tránh được tiêu cực không? Chia nhỏ gói thầu như vậy thì ai là tổng thầu? Ai làm tư vấn giám sát? Rất nhiều vấn đề mà Bộ Giao thông vận tải phải thực hiện nghiêm túc đúng quy định, đúng thủ tục và chịu trách nhiệm trước pháp luật về vấn đề này", Thủ tướng Chính phủ nêu.