+Aa-
    Zalo

    Những kẻ “mua sắt vụn” và sự thật đường dây buôn bán vũ khí khủng

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Một đường dây chế tạo, buôn bán vũ khí "khủng" đã bị Cục Cảnh sát Hình sự (C45, Bộ Công an) triệt phá. Các đối tượng này rất nguy hiểm nhưng cũng khá tài giỏi ở chỗ có thể chế nóng súng, vỏ đạn từ các thanh sắt phế liệu.

    (ĐSPL) - Một đường dây chế tạo, buôn bán vũ khí "khủng" đã bị Cục Cảnh sát Hình sự (C45, Bộ Công an) triệt phá. Các đối tượng này rất nguy hiểm nhưng cũng khá tài giỏi ở chỗ có thể chế nóng súng, vỏ đạn từ các thanh sắt phế liệu.

    Bí ẩn của hai tên giang hồ

    Theo thông tin PV báo Đời sống và Pháp luật cập nhật, ngày 19/9, C45 đã kết thúc điều tra vụ án "chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép vũ khí quân dụng và chế tạo, tàng trữ, mua bán trái phép vật liệu nổ". Đây được đánh giá là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, có sự móc ngoặc "ngầm" của các đối tượng ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc, nhiều tình tiết phức tạp, thủ đoạn phạm tội rất tinh vi.

    Trong số đó, những kẻ "đảm nhiệm" vai trò mang vũ khí và vật liệu nổ đi bán đều là những kẻ nhiều tiền án, tiền sự, lọc lõi và có các mánh khóe tinh vi để đối phó với cơ quan chức năng. Kết thúc điều tra, 5 bị can bị đề nghị truy tố gồm: Lý Mạnh Lực (SN 1967, trú tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang), Nguyễn Văn Cường (SN 1970, trú tại TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), Nguyễn Thái Việt (SN 1958, trú tại thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên), Đông Văn Bảy (hay thường gọi là Đông Văn Báu, SN 1968, trú tại Võ Nhai, Thái Nguyên), Nguyễn Đình Học (SN 1948, trú tại Việt Yên, Bắc Giang). Một số trường hợp khác có dấu hiệu liên quan, cơ quan điều tra đã tách ra, tiếp tục xác minh, nếu có đủ căn cứ sẽ xử lý sau.

    Liên minh ngầm của những kẻ “mua sắt vụn” và sự thật về đường dây

    Hai đối tượng Cường và Lực trong vụ án buôn bán vũ khí "khủng".

    Trước đó, từ đầu tháng 2/2014, các trinh sát C45 đã phát hiện một đường dây chuyên cung cấp súng quân dụng cho các đối tượng lưu manh, giang hồ. Đặc biệt, bọn chúng thường vận chuyển vũ khí từ các tỉnh giáp ranh vào TP. Hà Nội tiêu thụ. Rất nhiều loại súng như AK, súng báng gấp dạng PS43, súng carbine... và nhiều quả lựu đạn được bọn chúng "chào hàng", gạ bán. Giới giang hồ đồn thổi, giá cả các "mặt hàng" trong đường dây này rất "phải chăng".

    Tất nhiên, cũng theo giang hồ thì các loại súng của nhóm này không phải là "hàng" sản xuất chuyên nghiệp, "thật xịn", nhưng cũng "tương đối ổn". Những "đánh giá" rất "lởm khởm" của giang hồ về súng làm cho trinh sát có thêm các hướng điều tra. Theo đám đâm thuê chém mướn, chỉ cần bỏ ra khoảng hơn hai chục triệu đồng là có thể "đặt hàng" một khẩu súng do đường dây bí ẩn này cung cấp...

    Kẻ đầu tiên lọt vào "tầm ngắm" của các trinh sát là Lý Mạnh Lực. Tên này từng "sở hữu" ba tiền án, tiền sự. Trong đó, năm 1995, hắn bị TAND tỉnh Hà Bắc (cũ) tuyên phạt 60 tháng tù về tội cướp tài sản, đến năm 2007, hắn tiếp tục bị TAND huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang xử phạt 6 tháng tù về tội đánh bạc. Sau khi ra tù, Lực tiếp tục có những biểu hiện bất minh về thời gian, mối quan hệ thì phức tạp với các đối tượng ngoài xã hội, cũng từng đi tù về.

    Qua nắm bắt tình hình, đầu năm 2014, các trinh sát hình sự nhận thấy, Lực thường hay lui tới nhà người anh em họ của hắn ở Bắc Ninh là Nguyễn Văn Cường. Cả hai đối tượng này thỉnh thoảng lại đi đêm về hôm, có nhiều biểu hiện nghi vấn. Tra cứu hồ sơ, Cường cũng không phải là "tay vừa". Hắn từng có hai tiền án về tội cướp tài sản, phải đi tù 6 năm và tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng, lưu hành tiền giả 11 năm tù.

    Sau một thời gian theo dõi, bám sát mọi di biến động của Lực, các trinh sát nhận thấy, hắn chính là "mắt xích" mấu chốt của đường dây buôn bán vũ khí quân dụng trên. Lực thường lân la đến các địa bàn khác nhau, gặp những đối tượng "anh chị" nhằm tìm kiếm đầu mối cung cấp "hàng" như súng, lựu đạn, thuốc nổ. Ngoài bán, Cường còn kiêm luôn cả mua "hàng", rồi bán cho những kẻ cần sử dụng.

    Liên minh ngầm của những kẻ “mua sắt vụn” và sự thật về đường dây

    Tang vật vụ án.

    Chân tướng của "liên minh ngầm"

    Vốn là một tên "cáo già", Lực thường phân tán "hàng" ở các địa điểm khác nhau, trong đó, một phần hắn cất trong khu vực nhà ở Bắc Giang, một số khẩu súng hay lựu đạn khác thì hắn đem xuống Bắc Ninh, cất ở nhà Cường. Khi nào khách cần lượng "hàng khủng" thì Lực nhắn cho Cường biết, kết hợp với Cường để chập "hàng" lại, đem đi bán. Mỗi khẩu súng quân dụng bán được, bọn chúng lãi khoảng vài triệu đồng đến hơn chục triệu đồng, tùy vào mức độ "cần gấp" của "khách hàng".

    Từ nguồn tài liệu thu thập được, các trinh sát của Cục Cảnh sát Hình sự đã lên kế hoạch triệt phá đường dây của Lực. Khoảng hơn 3h sáng ngày 21/2/2014, tại khu vực cánh đồng thuộc xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, lực lượng của C45 đã bắt quả tang Lực, Cường cùng với hai đối tượng khác đi trên xe taxi, đang vận chuyển 3 khẩu súng gồm: 1 súng dạng AK, 1 súng dạng Carbine, 1 súng báng gấp dạng súng PS-43 và 81 viên đạn.

    Tuy nhiên, sau này, quá trình điều tra đã không đủ căn cứ buộc tội hai đối tượng đi cùng, do súng và đạn được Cường, Lực bọc trong chăn bông và gói kín nên hai đối tượng kia không biết, chỉ nghĩ rằng, được hai anh em Cường, Lực rủ đi chơi nên mới đi cùng. Cơ quan điều tra còn thu tại nơi ở của Lực, Cường nhiều khẩu súng và đạn, vỏ đạn khác nhau.

    Mở rộng điều tra, một đường dây buôn bán vũ khí, vật liệu nổ cực lớn đã được làm rõ. Theo đó, Lực khai, hắn mua súng của Nguyễn Thái Việt, ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Khám xét nhà Việt, công an thu được 6 khẩu súng quân dụng các loại. Được biết, trước đây, Việt vốn làm công nhân của một nhà máy trên địa bàn, đến năm 2009, sau khi nghỉ hưu, Việt làm nghề sửa chữa súng tại nhà.

    Suốt từ đó đến nay, Việt đã sửa súng cho rất nhiều đối tượng ở các tỉnh như Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn... Việt khai, khi biết nhiều mối có nhu cầu mua súng, Việt đã tìm mua của một số đối tượng quen biết rồi bán lại để kiếm lời. Mặt khác, hắn nảy ý định, thu mua phế liệu, những bộ phận rời của các khẩu súng hỏng, rồi mày mò nhờ người hướng dẫn thêm, chế tạo thành các khẩu súng hoàn chỉnh. Một số đối tượng liên quan đến lời khai của Việt, cơ quan điều tra đã bóc tách, tiếp tục xác minh, nếu có căn cứ sẽ xử lý sau.

    Ngoài ra, Việt còn khai, để phục vụ cho việc sửa chữa súng các loại và chế tạo đạn, từ năm 2012 đến năm 2013, Việt mua của bị can Đông Văn Bảy tổng cộng 8 ống thép để làm nòng súng, hết 900.000 đồng. Việt mua của bị can Nguyễn Đình Học 2kg thuốc súng, 120 vỏ đạn các loại, 30kg chì, 2 gói hạt nổ, hết hơn 6 triệu đồng.

    Sau 7 tháng điều tra, C45 đã làm rõ vai trò phạm tội của các đối tượng, chuyển hồ sơ sang VKSNDTC, đề nghị truy tố 5 bị can trên về các tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép vũ khí quân dụng và chế tạo, tàng trữ, mua bán trái phép vật liệu nổ. Báo Đời sống và Pháp luật tiếp tục thông tin về vụ án này.

    Được biết, Bảy là đối tượng chuyên bán ống thép cho các đối tượng khác để chế tạo nòng súng, thuốc súng, hạt nổ, chì. Còn Học, chuyên buôn bán nguyên vật liệu về súng cho các đối tượng thuộc khu vực Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội để các đối tượng lắp ráp, chế tạo súng, thuốc súng.

    Thậm chí, Bảy và Học còn thuê người làm thành phẩm bán kiếm lời. Tiến hành khám xét tại nhà Học, công an thu được: 2 khẩu súng dài, 2 nòng súng, 15 viên đạn đã được chế tạo, 2.100 kíp nổ, 190kg chì (dưới dạng các loại bi) để chế tạo đạn các loại, gần 3.000 vỏ đạn đã được chế tạo các loại, 15 báng súng, khoảng 800g chất bột để chế tạo thuốc súng. Tại nhà Bảy, công an thu giữ hơn 300kg bột dạng thuốc súng đựng trong bao tải dứa, gần 700kg kim loại viên hình tròn dạng bi, hơn 100 thanh kim loại hình tròn rỗng giữa (nghi là để chế tạo nòng súng) và gần 240.000 hạt nổ…

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-ke-mua-sat-vun-va-su-that-duong-day-buon-ban-vu-khi-khung-a51959.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan